02/01/2009 10:10 GMT+7 | Thế giới
Có những kỳ vọng về sự phục hồi
của TTCK Việt Nam vào quý 3
và 4 năm 2009. |
Trong ngày đầu tiên của năm mới, VnEconomy đã hỏi chuyện đại diện một số công ty chứng khoán về triển vọng thị trường trong năm 2009.
Gần như cùng nhận định rằng 2009 nhìn chung sẽ vẫn là một năm khó khăn với thị trường, nhưng các ý kiến có sự khác nhau nhất định trong việc nhìn nhận cơ hội cho năm tới.
Thị trường khó có động lực tăng trưởng mạnh
(Nguyễn Đức Hùng Linh, Phó giám đốc Khối Phân tích và Tư vấn đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - SSI)
“Năm 2008 đã có nhiều sự kiện quan trọng có tác động lớn đến thị trường chứng khoán mà tần suất xuất hiện của các sự kiện đó phải tính bằng thập kỷ.
Đầu tiên là nguy cơ khủng hoảng kinh tế của Việt Nam vào đầu năm khi lạm phát tăng cao đột biến, thâm hụt thương mại trầm trọng và VND đứng trước nguy cơ bị phá giá mạnh.
Khi nguy cơ đó đã được kiểm soát, Việt Nam lại đứng trước một khó khăn lớn hơn và lâu dài hơn, đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính mà theo nó là đà suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ánh hai sự kiện lớn đó qua hai giai đoạn, giai đoạn từ đầu năm đến 15/9/2008, với mức đáy 366,02 điểm được thiết lập vào ngày 20/6/2008.
Giai đoạn thứ hai từ 15/9/2008 đến hết năm, với mức đáy mới 286.85 điểm vào ngày 10/12/2008, thấp hơn mức đáy trước 79,17 điểm, tương đương 21,6%.
Các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam vào quý 4/2008 không tốt, tăng trưởng chậm có thể còn tiếp diễn cho đến ít nhất là quý 1/2009.
Chính phủ đã có những biện pháp nhanh và quyết liệt để chặn đà suy giảm kinh tế nhưng hiệu quả của các biện pháp đó vẫn là câu hỏi bởi Việt Nam chưa có kinh nghiệm để giải quyết một vấn đề tương tự và hệ thống quản lý của Việt Nam chưa thực sự minh bạch.
Năm 2009 sẽ vẫn là một năm nhiều khó khăn của Việt Nam và tăng trưởng kinh tế sẽ khó đạt được mức 6,5% như mục tiêu của Quốc hội đã đề ra.
Thiếu một nền tảng tốt, thị trường chứng khoán sẽ khó có động lực tăng trưởng mạnh”.
3 giai đoạn đáng chú ý năm tới
(Ông Tống Minh Tuấn, Phó phòng phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt - BVSC)
“Thị trường chứng khoán trong năm 2009 có thể diễn biến tích cực khi các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước thực sự phát huy tác dụng và nhìn thấy dấu hiệu hồi phục kinh tế.
Theo dự báo, kinh tế vĩ mô có khả năng hồi phục vào giai đoạn nửa cuối năm 2009, thị trường chứng khoán có thể đi qua điểm xấu nhất tại thời điểm trước đó và có sự hồi phục sớm hơn.
Tôi cho rằng quãng thời gian tháng 2-4/2009 sẽ là thời điểm thị trường đi qua đáy xấu nhất.
Trong ngắn hạn, trước khi đi qua đáy vào thời điểm tháng 2-4/2009, thị trường có thể có một đợt sụt giảm khi chưa nhìn thấy tín hiệu hồi phục của kinh tế vĩ mô.
Dự báo, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có ba giai đoạn chính trong năm 2009:
Giai đoạn khó khăn
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ gặp khó khăn nhất vào giai đoạn cuối quý 1 và đầu quý 2 năm 2009. Hai yếu tố chính ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường trong giai đoạn này là kết quả kinh doanh và diễn biến nợ xấu.
Dự báo kết quả kinh doanh sẽ xấu nhất tại một số ngành chịu ảnh hưởng nặng bởi tình hình vĩ mô như công nghệ, viễn thông, công nghiệp, bất động sản, dịch vụ tiêu dùng, tài chính và ngân hàng. Kết quả kinh doanh này sẽ được thể hiện trong quý 1/2009.
Ngoài ra, câu hỏi lớn về dư nợ bất động sản cũng như rủi ro nợ xấu của hệ thống ngân hàng sẽ được giải quyết ở thời điểm cuối quý 1/2009, do 15% tăng trưởng tín dụng của năm 2008 được giải ngân vào thời điểm tháng 1-3.
Nhiều khả năng thị trường sẽ phản ứng khá tiêu cực vào thời điểm này và VN-Index có thể sẽ dao động xung quanh mức 300-400 điểm, tất nhiên cũng không loại trừ khả năng các nhà đầu tư phản ứng thái quá và đẩy VN-Index xuống mức dưới 300.
Với mức điểm này chỉ số P/E toàn thị trường sẽ ở mức 7-10 lần.
Giai đoạn phục hồi
Sau khi các rủi ro chính của nền kinh tế Việt Nam đã được giải quyết, ảnh hưởng từ thị trường thế giới không còn quá tiêu cực, nhiều khả năng thị trường sẽ đi vào giai đoạn phục hồi.
Trong giai đoạn này thị trường sẽ không tăng mạnh, tuy nhiên đây sẽ là giai đoạn thị trường chứng khoán thu hút lại sự quan tâm của các nhà đầu tư. Khối lượng giao dịch thường tăng mạnh trong giai đoạn này.
Trong quá khứ, thị trường chứng khoán luôn đi trước nền kinh tế vĩ mô, do đó nhiều khả năng thị trường sẽ đi vào giai đoạn tăng nhẹ và VN-Index sẽ dao động xung quanh ngưỡng 400-500 điểm trong cuối quý 2 và 3.
Với mức này P/E toàn thị trường sẽ ở mức 10-13 lần.
Giai đoạn tăng trưởng ổn định
Gần thời điểm quý 3, 4 năm 2009, khi nền kinh tế thế giới cũng như là Việt Nam bắt đầu đi vào giai đoạn ổn định. Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp bắt đầu có các dấu hiệu khả quan, tuy nhiên sẽ chỉ có một số ngành được cải thiện.
Nhiều khả năng thị trường sẽ sôi động trở lại trong giai đoạn này và VN-Index sẽ dao động xung quanh mức 500-600 điểm.
Với mức này P/E toàn thị trường sẽ dao động xung quanh mức 13-15 lần (dựa trên EPS 2008).
Đây sẽ là mức phản ánh chính xác tiềm năng của nền kinh tế cũng như khả năng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong tương lai”.
Kỳ vọng sự phục hồi vào quý 3-4
(Ông Hoàng Xuân Quyến, Giám đốc Phân tích đầu tư, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt - TVSI)
“Diễn biến của thị trường chứng khoán năm 2008 đã quá bất ngờ và không kịp phản ứng đối với các nhà đầu tư, các nhà quản lý hoạch định chính sách và cả các chuyên gia phân tích, dự báo thị trường. Không ai ngờ rằng chỉ số trên cả hai sàn đã rơi gần 70%; thị trường chứng khoán có đến 27 phiên liên tiếp giảm kịch sàn.
Chưa bao giờ lại có sự hoảng loạn như vào thời điểm tháng 5-6/2008 khi nỗi lo ngại diễn ra khủng hoảng thị trường tài chính tiền tệ ngày càng gần. Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng cũng mạnh hơn bao giờ hết.
Đã có đến bốn lần thay đổi biên độ giao dịch để chặn đà thị trường suy giảm, sự tham gia đến ngạc nhiên của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vào việc mua bán chứng khoán trên thị trường; rất nhiều gói giải pháp và chính sách thắt chặt tiền tệ-tín dụng được tung ra.
Nghiêm trọng hơn, nền kinh tế chúng ta lại chịu tác động của suy thoái kinh tế sâu sắc trên phạm vi toàn cầu. Gánh nặng này một lần nữa lại trút lên thị trường chứng khoán.
Tựu trung lại, năm 2008 chúng ta đã chứng kiến, cảm nhận về sự khốc liệt của thị trường mà đại bộ phận các nhà đầu tư phải gánh chịu sự thất thoát thua lỗ quá sức. 2008 là năm chúng ta phải trả giá cho những gì mà thị trường vận hành chưa đúng trong năm 2007.
Thua thiệt nhất vẫn là nhà đầu tư chứng khoán và các bài học rút ra rất thấm thía và đau đớn. Tin chắc rằng các nhà quản lý thị trường cũng sẽ rút ra nhiều bài học bổ ích mà bài học lớn nhất là các biện pháp hành chính can thiệp thị trường dường như mang lại hiệu quả rất thấp và thị trường chứng khoán rất cần sự minh bạch.
Nhìn về năm 2009, đại đa số chúng ta đều có chung cảm nhận lạc quan hơn. Dường như những gì là tồi tệ nhất đã diễn ra trong năm 2008 và năm 2009 sẽ bắt đầu hồi phục để lấy đà tăng trưởng bền vững cho giai đoạn 2010-2015.
Tại thời điểm này, chúng ta chưa kỳ vọng nhiều bởi lẽ thị trường chứng khoán có tốt lên hay không phải nhìn vào thực lực tăng trưởng của nền kinh tế và chất lượng tăng trưởng của các công ty đang niêm yết.
Nhưng nền kinh tế của chúng ta đã hội nhập khá sâu khi mà kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương 160% GDP và có đến 40% giá trị xuất nhập khẩu do các doanh nghiệp FDI mang lại.
Vì vậy thị trường chứng khoán còn phụ thuộc vào sự phục hồi nhanh hay chậm của nền kinh tế bên ngoài.
Khả năng cao là thị trường chứng khoán phải trải qua giai đoạn thăm dò kết quả kinh doanh quý 4/2008 của các công ty niêm yết và thận trọng với những dự đoán điểm đáy của nền kinh tế thế giới - có lẽ rơi vào quý 1/2009.
Cùng với độ trễ của chính sách tiền tệ linh họat và kích cầu tiêu dùng - đầu tư, chúng ta có thể kỳ vọng về sự tốt lên của thị trường chứng khoán vào quý 3-4 năm 2009.
Kỳ vọng thì nhiều nhưng theo tôi việc có ý nghĩa thiết thực nhất giúp ích nhiều nhất cho nhà đầu tư chứng khoán hạn chế rủi ro chính là sự minh bạch của các chính sách thực thi, quy tắc và thể chế điều hành thị trường; minh bạch, bình đẳng, công bằng và kịp thời các thông tin công bố của doanh nghiệp niêm yết mà điều này cho thấy có ít sự tiến bộ trong năm 2008”.
Cá nhân tôi lạc quan
(Ông Lê Chí Phúc, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn, Công ty Chứng khoán VNDirect)
“Đã có quá nhiều biến cố đặc biệt diễn ra với thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2008, tuy nhiên nếu phải tổng kết một điểm đáng chú ý nhất tôi nghĩ đó chính là sự sụt giảm kỷ lục của giá cổ phiếu - VN-Index và HASTC Index giảm gần 70% so với đầu năm.
Điều này chưa từng diễn ra ở Việt Nam và cũng không có nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới từng có mức sụt giảm mạnh như vậy. Chỉ số S&P của Mỹ tổng kết trong hơn 100 năm qua cũng chỉ mới có một lần giảm tới 50%/năm.
Như thế để thấy thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế Việt Nam đã quá nóng trong năm 2007, và sau đó là sự xì hơi của bong bóng chứng khoán, bất động sản do tác động của lạm phát, lãi suất, tỷ giá, và khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Nhà đầu tư, các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán đã phải trải qua một năm quá khắc nghiệt. Thiệt hại vật chất rất lớn nhưng cũng thu về rất nhiều bài học, là hành trang cần thiết cho những năm sau.
Sở dĩ tôi chọn sự sụt giảm mạnh của giá cổ phiếu là tiêu điểm năm 2008 chính là để hướng về năm 2009. Kết thúc năm 2008, nhiều đánh giá xấu về nền kinh tế cũng như kết quả kinh doanh của doanh đã được phản ánh vào giá cổ phiếu.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất