Có thể có 'tế bào tiền ung thư' nhưng không phải ai cũng mắc bệnh: Làm tốt 5 việc, ung thư sẽ phải 'sợ' bạn

10/02/2023 12:03 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Cơ thể chúng ta luôn không ngừng thay mới

Các nhà khoa học cho rằng, cứ sau chu kỳ 7 năm, hầu hết tế bào trong cơ thể con người được thay mới - từ lông mi đến thực quản. Điều đó có nghĩa sau, sau mỗi 7 năm sao chép tế bào, cơ thể của chúng ta sẽ trở thành một tập hợp đa số tế bào mới, từ trong ra ngoài.

Theo nhà nghiên cứu tại khoa tế bào và sinh học phân tử Viện Karolinska ở Stockholm (Thụy Điển) tên là Olaf BergmannL: "Hầu hết tế bào da và ruột được thay rất nhanh, có thể trong vài tháng. Các tế bào trong gan tái tạo với tốc độ hơi chậm hơn".

ung-thu-la-gi.jpeg

Trên thực tế, các tế bào của cơ thể con người luôn được đổi mới, và tế bào ung thư chính là "sản phẩm" của những sai sót trong quá trình đổi mới này. 

1. Tế bào đường ruột: 2-3 ngày sẽ thay mới một lần

Tom McDonald, giáo sư miễn dịch học tại Bệnh viện Bart and London (Anh), cho biết, thời gian làm mới của tế bào đường ruột rất ngắn, cứ 2 đến 3 ngày sẽ thay mới một lần.

2. Làn da: Thay mới sau mỗi 28 ngày

Da cần 28 ngày để hoàn thành quá trình đổi mới, bởi vì phải mất 14 ngày để một tế bào hình thành, sau đó 14 ngày để tạo thành lớp sừng và bong ra. Chu kỳ trao đổi chất của da là 28 ngày.

cach-phuc-hoi-da-mat-ton-thuong.jpg

3. Phổi: 2-3 tuần

Keith Pross, phó chủ tịch Tổ chức Phổi Anh giải thích, do phổi có các tế bào khác nhau nên tốc độ đổi mới cũng khác nhau, thông thường các tế bào trên bề mặt phổi được đổi mới sau mỗi 2-3 tuần.

4. Gan: Hoàn thành cập nhật 5 tháng một lần

Do tuổi thọ của tế bào gan chỉ khoảng 150 ngày, lượng máu cung cấp cho gan đầy đủ nên khả năng tự phục hồi và tái tạo của gan là rất tốt. Nói chung, cứ mỗi 5 tháng, gan sẽ hoàn thành một lần đổi mới.

Ai cũng có thể có tế bào tiền ung thư?

Tiến sĩ Ron Sender và Giáo sư Ron Milo, hai nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Weizmann, Israel, đã từng thực hiện một cuộc khảo sát về tốc độ đổi mới của các tế bào khác nhau trong cơ thể con người. Kết quả cho thấy lượng tế bào được tái tạo bởi một người mỗi ngày là 60-100 gram, khoảng 330 tỷ tế bào. Ngay giây phút bạn đọc dòng này, 3,8 triệu tế bào mới sẽ xuất hiện trong cơ thể bạn.

Điều đáng nói là trong quá trình trao đổi chất hàng ngày của cơ thể, bên cạnh sự sinh trưởng của hàng trăm triệu tế bào mới, cũng sẽ có từ 1 đến 20 “tế bào tiền ung thư”. Bởi sự sao chép DNA không thể tránh khỏi những lỗi lầm, dẫn đến đột biến gen và sinh ra các tế bào tiền ung thư. Do đó, ai cũng có thể có “tế bào ung thư” trong cơ thể.

Picture1.jpg

Theo bác sĩ Ji Xiaolon (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nanomedicine thuộc Bệnh viện Cảnh sát Vũ trang Trung Quốc) đã chỉ ra rằng một tế bào bình thường cần ít nhất 3 đến 7 đột biến để biến đổi thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, cơ thể có hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể tiêu diệt “tế bào tiền ung thư” ngay khi chúng xuất hiện, nguy cơ mắc ung thư sẽ giảm. Chỉ khi chức năng miễn dịch suy yếu, hoặc bị tác động từ các thói quen xấu, hoặc hóa chất từ bên ngoài... thì ung thư mới có thể hình thành.

Theo thống kê của "Nghiên cứu và phân tích dịch tễ học khối u Trung Quốc năm 2014", nếu tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 74 tuổi, thì mỗi chúng ta có 22% nguy cơ mắc bệnh ung thư trong đời.

Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng, nếu làm tốt 5 việc bên dưới đây thì ung thư sẽ "tránh xa" bạn.

Làm tốt 5 điều này, ung thư sẽ phải "sợ" bạn

1. Khám sức khỏe định kỳ

Zhang Kai, Phó Giám đốc Khoa Phòng chống Ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, nhắc nhở rằng việc khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng, đặc biệt là khám tầm soát ung thư, vì đây là cách có thể giúp phòng chống và chặn đứng sự phát triển của các dấu hiệu tiền ung thư. 

Những người trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư cao, họ cần tăng cường ý thức phòng chống ung thư và khám sức khỏe tổng quát.

2. Bỏ thuốc lá

Yuan Fenglan, nguyên Giám đốc Khoa Phòng chống Ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc, chỉ ra rằng hút thuốc lá là "thủ phạm" tự mở ra cánh cửa dẫn đến ung thư, đặc biệt là đối với những người hút nhiều trong thời gian dài. Hút thuốc không chỉ liên quan đến ung thư phổi, nó còn khiến con người dễ mắc ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú… Tránh được nguy cơ này là bạn đã giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị ung thư rồi.

3. Tập thể thao

Như chúng ta đã biết, những người không thích thể thao rất dễ trở thành “mục tiêu” của bệnh ung thư. Có đầy đủ bằng chứng chứng minh rằng có thể giảm đáng kể nguy cơ ung thư nếu tập thể dục trên 30 phút mỗi ngày. Vì vậy, nếu bạn muốn ung thư "sợ" bạn, chỉ cần chăm chỉ tập luyện một chút. 

0609_7_buoc_chay_bo_dung_cach_cho_moi_muc_tieu_the_duc_1.png

4. Đi ngủ sớm

Li Zhong, trưởng khoa Huyết học và Ung thư tại Bệnh viện Dongzhimen thuộc Đại học Y học Cổ truyền Trung Quốc, cho biết trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân ung thư có thói quen thức khuya trong thời gian dài. 

Thực tế, thức khuya sẽ tạo “cơ hội” cho tế bào ung thư xuất hiện, sinh sôi và lây lan, vì vậy nếu không muốn mắc bệnh ung thư bạn nên hạn chế thức khuya và tốt nhất là nên đi ngủ trước 11 giờ tối.

5. Vui vẻ, lạc quan

Lưu Vân Phương, trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện số 1 của Đại học Y Trung Quốc cho biết việc có một tâm trạng tốt sẽ chống lại bệnh ung thư, bác sĩ khẳng định đây là một phương pháp chống ung thư mà không hề tốn một xu. Theo bác sĩ, các phản ứng cảm xúc tiêu cực có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư như thất vọng, vô vọng, bất lực, tức giận… Phụ nữ bị trầm cảm nặng có nhiều khả năng phát triển ung thư vú và có tiên lượng xấu hơn sau khi bị ung thư.

cach-de-tro-nen-xinh-dep-hon.jpg

Ung thư tuy đáng sợ nhưng chúng ta cũng phải hiểu rằng, ngày nay ung thư không còn là căn bệnh nan y, chúng có thể chữa được nếu như bạn chủ động phòng ngừa và điều trị từ sớm.

Đậu Đậu (Nguồn: Aboluowang, Kknews)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm