15/10/2016 13:25 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Người Thái Lan vốn thật thà, với nụ cười Thái hiền hoà và họ gần như không biết (hay không thích) nói dối. Nhưng vẻ như ông Jeerasak Jomthong - Giám đốc marketing và truyền thông của CLB Chonburi, đã có chút dối lòng, hay cũng không sai gọi là “cạnh khóe” khi khẳng định, Công Phượng chưa bao giờ là lựa chọn cho suất cầu thủ Đông Nam Á của đội và họ không biết Công Phượng là ai?
Chúng ta cần phải hiểu cặn kẽ nguyên lý định giá (thông qua đẳng cấp chơi bóng và các giá trị hình ảnh), phải tuân thủ theo quy ước chung, mà sàn chuyển nhượng quốc tế transfer market là một thước đo đạt chuẩn. Tại đây, ngôi sao Việt kiều Lee Nguyễn thậm chí cũng chưa từng có giá triệu đô. Và lịch sử bóng đá Việt Nam, chưa từng có cầu thủ nào đạt cột mốc chuyển nhượng này. Đấy cũng là thiệt thòi của bóng đá Việt Nam, khiến người Thái có suy nghĩ "không thèm chấp".
Công Phượng hoàn toàn đủ khả năng thi đấu tại Thai League.Ảnh: Quang Liêm
PV Thể thao & Văn hoá đã nhiều lần thị sát Thai League, với các trận đấu ở TPL và sự thật là, một vài đội bóng từng muốn sở hữu các ngôi sao Việt Nam, mà giá trị hình ảnh là một yếu tố bắt buộc. Giai đoạn 2007- 2010, Muongthong United từng tiếp xúc Công Vinh, nhưng phía CLB chủ quản của Vinh hét giá quá cao, khiến họ chùn bước. Ngay lúc này, khi TPL mở rộng thêm cánh cửa dành cho cầu thủ xuất xứ Đông Nam Á, việc họ dạm hỏi Công Phượng, Tuấn Anh - 2 trong số những cầu thủ trẻ tốt nhất nền bóng đá, cũng là điều bình thường. Trước đó, Lê Văn Phú (trung vệ Hải Phòng có tên khai sinh là Issifu), rồi Danny Van Bakel (Nguyễn van Bakel) cũng đã cập bến TPL từ mùa 2017 tới.
Bộ đôi cầu thủ nhập tịch vừa nhắc, chắc chắn là những sản phẩm chất lượng, dù họ đã ở tuổi "băm" (tức ngoài 30). Nhưng, nếu không mang quốc tịch Việt Nam, 2 người họ quả rất khó chem chân, tìm một suất ngoại binh chính khi đặt cạnh những đồng nghiệp đến từ Nam Mỹ hay Âu châu. Tấm hộ chiếu Việt Nam được xem là thẻ thông hành để cầu thủ xứ mình có thể lấn sang TPL, như những gì người Thái từng thực hiện với V-League cách đây hàng chục năm.
2. Hơn 10 năm trước, những cầu thủ Thái Lan chất lượng (hơn 90% là đương kim tuyển thủ QG) đã tràn qua Việt Nam và giúp chúng ta nâng tầm giải đấu. Có ít nhất 2 lý do chính để các ngôi sao Thái xuất hiện như nấm sau mưa ở Việt Nam, đấy là chế độ đãi ngộ ngất ngưởng và chúng ta từng có một V-League chất lượng hàng đầu, cao hơn Thai League hay Sing League ở thời điểm đó. Giờ các bạn lớn mạnh, còn V-League thụt lùi. Đã vậy, chuyện hạn chế suất đăng ký ngoại binh cũng là lý do cơ bản khiến họ rút khỏi V-League và hạng Nhất.
Công Phượng có thể không bao giờ so sánh được với Zico Thai - Kiatisuk Senamuang, Tuấn Anh cũng khó sánh Datsakorn Thonglao, nhưng nếu họ trở thành những thiên sứ, những người mở đường, dẫn lối như các đàn anh Thái Lan từng làm, cũng là điều tốt. Khoảng chục năm trước, Lương Trung Tuấn từng qua Thái Lan "lánh nạn" (sau án kỷ luật) và chơi khá thành công trong màu áo Cảng Thái Lan. Thời thế tuy có khác, nhưng Công Phượng hay Tuấn Anh tại sao không?!
Chỉ một chi tiết nhỏ, nhưng lại có thể là rào cản, là "những đứa trẻ của bầu Đức" (trong đó bao gồm cả Công Phượng, Tuấn Anh và Xuân Trường) đã ký vào bản hợp đồng với HAGL cho đến khi họ 28 tuổi. Nên khi ngồi vào bàn đàm phán, đối tác Thái Lan chỉ có thể hỏi mượn họ một đôi mùa, chứ khó mua đứt, vì người của HAGL thẩm định, họ có giá hơn cả triệu đô.
Tùy Phong
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất