Sau án kỷ luật CLB Long An, bóng đá Việt còn gì?

23/02/2017 08:00 GMT+7 | Bóng đá Việt

(lienminhbng.org) - Long An bị 'trảm', không phải ngẫu nhiên dư luận rộ lên đặt câu hỏi vai trò, trách nhiệm của những người tạo ra cuộc chơi chuyên nghiệp. Rất nhiều vấn đề cần được mổ xẻ, giải quyết sòng phẳng từ sự cố này.

1. Có lẽ khán giả theo dõi trận đấu khó có thể tin nổi trong khi dưới sân đang sôi sùng sục thì trên khán đài, ngoài giám sát ngồi im thin thít đã đành, 2 quan chức cao cấp là Chủ tịch HĐQT VPF Võ Quốc Thắng cùng trưởng giải Nguyễn Minh Ngọc dường như “hóa đá”. Họ đủ quyền hạn để xuống sân yêu cầu Long An phải tuân thủ luật chơi.  Có lẽ, mọi người sẽ hành xử khác.

Đằng này, một vị dán mắt vào điện thoại, người còn lại ngồi im lặng nhìn xuống. Điều đấy cho thấy ngoài VPF còn thiếu bản lĩnh,  bộc lộ sự yếu kém cả hệ thống, bất cứ lúc nào cũng có thể vượt tầm kiểm soát trước các sự vụ nổi cộm. Cán bộ hàng đầu của VPF, của giải đấu  trực tiếp trên sân mà bối rối như thế, thử hỏi các ban, bệ khác phải xử lý sự cố  sẽ khó khăn ra sao?


Long An có lý của họ khi cho rằng phản ứng một phần vì họ quá u uất, niềm tin không còn vào trọng tài, khi bị xử ép nhiều trận.

Trong bất cứ hoạt động nào, khi niềm tin xuống đến mức thấp nhất thì mọi hình thức kỷ luật đều không còn tác dụng và tính răn đe. Hơn thế nữa, chẳng có cơ sở nào nói nặng hay nhẹ để có tính giáo dục. Long An đáng lên án, nhưng không phải tự nhiên họ nổi cơn tam bành như vậy. Ai cũng phải thừa nhận “Gạch” lâu nay vốn dĩ là đội hiền lành,  cả nghĩa đen đến nghĩa bóng.

V-League 2017 mới diễn ra 6 vòng đấu nhưng vòng nào cũng có sự cố về trọng tài. Hãy khoan bình luận đến trọng tài Nguyễn Trọng Thư sai hay đúng, mà hãy nhìn  ở khía cạnh niềm tin của các đội bóng vào lực lượng trọng tài đã không còn. Đầy rẫy chỉ trích trọng tài sau 6 vòng nhưng Trưởng Ban trọng tài bình chân như vại. Đội bóng sai, cầu thủ sai thì xử ngay, để tình trạng trọng tài như hiện nay thì cũng cần phải xử lý lãnh đạo trọng tài. Chỉ như thế mới mong mở ra một lộ trình cứu vãn giải chuyên nghiệp bế tắc 17 năm qua..

2. Điểm lại, đa số các hệ lụy nghiêm trọng mà bóng đá nội từng gánh phải đều từ “lỗ rò” trọng tài. Một thế giới ngầm trong đội ngũ trọng tài quyết định đến vị trí vô định và xuống hạng của các đội bóng, đến công ăn việc làm của mỗi trọng tài, lên hay xuống không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, mà dựa vào quan hệ. Điều này tất cả những người làm bóng đá, từ VFF đến VPF đến các  lãnh đạo, HLV, cầu thủ các đội bóng ai cũng biết. Ai bảo không biết mới có vấn đề. Có điều, không mấy ai dám nói. Tất cả vì sợ, chẳng ai muốn đụng vào một thế lực ngầm này một khi còn tham gia vào hệ thống giải chuyên nghiệp.

Chúng ta hãy cùng nhìn lại cách đây 17 năm, bắt đầu bước vào chuyên nghiệp đến nay, nếu cho điểm số ưu ái thì khâu nào đã “chuyên nghiệp” hơn? Không thể phủ nhận các đội bóng chuyên nghiệp hơn.Cổ động viên chuyên nghiệp hơn. Công tác tổ chức giải đấu chuyên nghiệp hơn. Chỉ có công tác trọng tài là không có gì thay đổi, nếu không muốn nói đến là càng ngày càng đi xuống trầm trọng.

Còn một vấn đề tế nhị khác, nhưng cần thẳng thắn. Không phải đơn giản trong luật doanh nghiệp quy định những người quản lý không được liên quan dòng họ gia đình ở một số vị trí. Đằng này, ở Ban Trọng tài bố làm Trưởng ban, con trai con rể lại làm trọng tài, nhiều người bảo như thế khó mà có sự công tâm, công bằng, tệ hơn là có thể tạo ra lợi ích nhóm.

"Vết nhơ"

Chuyên gia Vũ Mạnh Hải: 'Kỷ luật riêng CLB Long An là chưa thỏa đáng'

Chuyên gia Vũ Mạnh Hải: 'Kỷ luật riêng CLB Long An là chưa thỏa đáng'

Chuyên gia Vũ Mạnh Hải cho rằng án phạt dành cho Long An là xác đáng, khó có thể chối cãi được song ông cũng cho rằng, không chỉ một mình Long An phải chịu án phạt này.

của bóng đá Việt Nam đã loang ra thế giới, trách nhiệm và án phạt không lẽ dội lên đầu 2 cầu thủ và lãnh đội Long An là xong?  Chủ tịch VPF còn 3 doanh nghiệp, họ vẫn sống tốt, thậm chí còn sống tốt hơn khi không phải làm bóng đá.

Tất cả quan chức VFF, VPF và các ban trọng tài, ban thi đấu là vô can sao ? Nếu những vị này không đứng ra xin chịu trách nhiệm thì đó là sự bất công và thoái thác trách nhiệm. Có khác gì một doanh nghiệp khi làm ra một sản phẩm bị lỗi, lãnh đạo đổ hết cho người công nhân. Họ biện giải với người tiêu dùng rằng, “chúng tôi đã đuổi công nhân đó rồi nhé".

Thật buồn cười khi nhiều quan chức ai cũng hô to chỉ trích Long An làm xấu hình ảnh bóng đá VN. Vậy bóng đá nước nhà đang bị xấu đi thì  ai sẽ nhận trách nhiệm  trong vai trò quản lý, điều hành giải chuyên nghiệp, cũng như nền bóng đá.

2005. Từ tin nhắn trong máy điện thoại của trọng tài Lương Trung Việt, lực lượng điều tra đã khui ra một đường dây trọng tài tiêu cực.

35. Mùa giải 2017, trong danh sách tập huấn đầu mùa có 25 Giám sát trận đấu trong khi Giát sát trọng tài chỉ 10 vị.

56. Tương tự, trọng tài có 28 vị và số trợ lý cũng cân bằng.


Đông Hùng
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm