11/02/2011 10:55 GMT+7 | Văn hoá
1. Nhìn bức ảnh của nhiếp ảnh gia Hải Lê ghi lại cảnh này, PGS-TS Hà Đình Đức, người 20 năm sát cánh bên cụ không khỏi sửng sờ. “Cách đây mấy tháng, khi lần đầu tiên thấy cảnh rùa tai đỏ trèo lên lưng cụ, tôi đã bị sốc. Rồi sau đó nhìn thấy cảnh mai cụ bị thương như vết gặm nham nhở, tôi đã rất đau lòng. Nhưng đến bức ảnh này thì thảm thương quá, tôi không thể nói điều gì hơn nữa” - ông Đức nghẹn lại.
Theo ông, đây là lần đầu tiên cụ thò chân lên bờ. Lần đầu tiên, người ta được nhìn thấy bàn chân cụ với 3 cái móng màu vàng. Không chỉ trên mai, bàn chân cụ cũng bị lở loét hết cả. Vết cứa trên cổ còn đỏ, cụ như muốn bò lên bờ như thể kêu cứu; ông Đức cho biết thêm, các lần bị thương, từ năm 1998 đến nay, cụ luôn nhô lên như để “báo” cho mọi người biết. Chính vì thế mà ngày 24/3/1998, mới ghi hình được cảnh cụ bị thương trên lưng. Đến năm 2002, trong một lần nổi lên, cụ lại “báo” cho biết vết thương đã lành.
Chiều 9/2, PGS-TS Hà Đình Đức vừa đo độ sâu nước ở hồ cho thấy mực nước rất thấp, phần lớn chỉ sâu 0,40 đến 0,60m, hạn hữu mới có chỗ sâu 0,90 đến 1,20m. Nước nông như thế rất dễ bị ô nhiễm, nhất là ngày ông Công ông Táo chầu Trời vừa qua có rất nhiều người đã thả tro và cá bệnh xuống hồ.
Nên chăng, rất cấp thiết tìm cách chữa bệnh cho cụ Rùa Hồ Gươm, tìm xem những vết loét đó do đâu? Có phải rùa tai đỏ đang gặm dần thịt trên mai cụ, hay môi trường ô nhiễm đã làm cụ ghẻ lở? Nếu không tiếp cận khám bệnh và chữa trị cho cụ thì khó có thể lường được hậu quả. Đồng thời có thể tìm cách nâng mực nước Hồ Gươm cao hơn và bảo vệ môi trường trong sạch hơn.Hà Nội nên khẩn cấp tổ chức họp các ban ngành liên quan để tìm cách cứu chữa cho cụ Rùa - một báu vật quý hiếm và duy nhất, thiêng liêng nhất của đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất