13/06/2019 14:20 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Sáng 13/6, Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH, TT& DL) đã tổ chức họp báo công bố thể lệ Bình chọn Kịch bản Văn học Kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 75 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Theo đó, các kịch bản được bình chọn ở các thể loại chèo, tuồng, cải lương, ca kịch, bài chòi, ví dặm, kịch nói… Đề tài các tác phẩm về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 và hành trình 65 năm chiến thắng xây dựng và phát triển của Điện Biên hôm nay; Cuộc chiến tranh cách mạng gắn liền với Quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc xây dựng và phát triển đất nước 75 năm qua…
Trả lời câu hỏi nếu chỉ bình chọn các tác phẩm cũ thì có sợ sẽ lặp đi lặp lại những tác giả có những vở diễn cũ, không tìm được những yếu tố mới, không mang hơi thở của thời đại không, ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục NTBD cho biết: "Chúng tôi đã rất mong muốn tổ chức được một cuộc sáng tác mới nhưng có quá nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay. Vì thế, chúng tôi quyết định tổ chức cuộc bình chọn để trước hết là nhìn lại những những hy sinh, những cống hiến, sự phát triển của quân dân ta trong hai cuộc kháng chiến, cũng như trong quá trình xây dựng đất nước phát triển".
Một thắc mắc khác của báo chí đưa ra là, nếu tổ chức bình chọn thì rất dễ xảy ra trường hợp các tác phẩm đã được giải thưởng, được tôn vinh ở những liên hoan, cuộc thi trước sẽ lại được vinh danh, trong khi các tác phẩm mới thiếu vẫn hoàn thiếu?
Ông Dương cho hay: "Đây giống như là một cuộc tìm lại, nhìn lại những tác phẩm đã đi cùng năm tháng để tôn vinh. Và, "cũ người mới ta", nhiều vở diễn có thể đã quen thuộc với những thế hệ đi trước, nhưng chưa chắc thế hệ trẻ ngày nay đã biết hoặc được thưởng thức những tác phẩm sân khấu hay về cuộc kháng chiến chống thực dân pháp gắn liền với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; về cuộc chiến tranh cách mạng gắn liền với quân đội nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước trong 75 năm qua".
Ông Dương cũng cho biết Cục sẽ thành lập hội đồng bình chọn và hội đồng đó sẽ đưa ra tiêu chí chấm giải. "Thí dụ chúng tôi sẽ cân nhắc những tác giả đã đoạt giải cao, giải thưởng nhà nước, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật thì có xét nữa không? Nhưng chung quy chúng tôi muốn khơi dậy những cái cũ để tìm kiếm những giá trị mới. Còn thể lệ cụ thể hơn chúng tôi sẽ công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng sau khi tham khảo ý kiến của các hội nghề nghiệp".
Theo thông báo của Cục, giải thưởng có 2 hình thức tôn vinh là giải trao cho đồng tác giả (tác giả kịch bản và đạo diễn sân khấu) và giải trao gộp cho 1 tác giả khi tác giả là người viết lịch bản đồng thời là đạo diễn sân khấu.
Về vấn đề này, Thể thao & Văn hóa đặt câu hỏi: Nếu vở diễn "ẵm giải" nhưng chỉ tôn vinh tác giả kịch bản và đạo diễn sân khấu thôi thì có sợ "mếch lòng" những nhân tố khác đóng góp cho thành công của cả vở diễn như âm thanh, ánh sáng... Bởi, nghệ thuật sân khấu ngày nay đã khác trước, nhiều vở diễn thành công, để lại những ấn tượng tốt là nhờ áp dụng công nghệ hiện đại.
Ông Dương cho hay: "Sau khi chúng tôi thành lập Hội đồng chuyên môn, Hội đồng bình chọn sẽ thảo luận và chốt lại tiêu chí làm sao đó để hài hòa nhất có thể và không gây những ý kiến trái chiều".
Theo kế hoạch cuộc bình chọn sẽ kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11/2019. Lễ tổng kết và trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 22/12. Về cơ cấu giải thưởng gồm 2 giải A, 4 giải B và 9 giải C.
Sau khi vinh danh các tác phẩm, Cục sẽ giao cho các đơn vị dàn dựng lại, đồng thời xuất bản các kịch bản đã được chọn, phát hành rộng rãi đến công chúng.
Thông tin về bình chọn các tác phẩm gửi về Phòng Văn học - Cục NTBD số 32 Nguyễn Thái Học (Hà Nội).
Phạm Huy
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất