14/08/2015 11:40 GMT+7
(lienminhbng.org) - 1. Từ Lê Văn Luyện, đến vụ án Bình Phước, Nghệ An, rồi nay là Yên Bái, thực sự những vụ thảm sát đã gây hoang mang dư luận cả nước. Cứ đà này, liệu có còn thêm những vụ thảm sát nữa hay không? Ai sẽ bảo vệ người dân? Người dân sẽ bảo vệ chính họ bằng cách nào? Rất nhiều câu hỏi đặt ra. Tóm lại, làm sao để phòng ngừa thảm án?
Những câu hỏi quá khó lời giải. Chúng ta phải thừa nhận một điều: ngày xưa, án giết người tàn độc không thiếu, nhưng tỷ lệ những vụ thảm sát gia tăng mạnh với tính chất lạnh lùng, man rợ trong vài ba năm qua, là điều bất thường.
Có những điểm chung: sát thủ ngày càng trẻ. Gần 70 % vụ án hình sự có đối tượng phạm tội là thanh thiếu niên. Đó là công bố của Viện Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm của Học viện Cảnh sát Nhân dân, Bộ công an. Hành vi phạm tội ngày càng lạnh lùng và man rợ hơn.
Nhiều trường hợp bắt được tội phạm gia đình, người thân cũng ngỡ ngàng vì bình thường anh ta vốn cũng “hiền lành”!
Không ai có thể đề phòng cả đời để tránh rủi ro. Con người vốn là chủ thể của thế giới. Các phương tiện kỹ thuật chống tội phạm hiện đại đến mấy cũng khó tránh khỏi có lúc sơ hở, nếu con người muốn công phá. Với những người thân, hàng xóm láng giềng, người bề ngoài “hiền lành” càng khó đề phòng, bởi mấy ai có thể “tri tâm”.
Tội phạm cũng thế, nhất là đã lên phương án, kế hoạch chi tiết từ lâu, như vụ thảm án Bình Phước, thì bi kịch khó tránh khỏi.
2. Đã có nhiều phân tích, lý giải, quy trách nhiệm: gia đình, xã hội, giáo dục, cả pháp luật chưa nghiêm minh… Tất cả vẫn không thể ngăn ngừa được thực trạng thảm án vẫn đã và đang xảy ra.
Có gì đó đau lòng, khi đọc một thông tin có thêm vụ thảm sát, sau bức xúc, căm phẫn, hoang mang…, người tiếp nhận thông tin dường như khó tránh khỏi cảm giác đã “quen quen”. Từ cảm giác quen quen đến trạng thái cảm xúc rồi hoang mang, rồi thiếu niềm tin…chỉ xảy ra khi sự việc, hiện tượng lặp đi lặp lại với tần suất nhiều hơn bình thường.
Khi thực nghiệm hiện trường vụ thảm án Bình Phước, sát thủ vẫn bình tĩnh, lạnh lùng đến vô cảm. Điều đó khiến nỗi đau càng nhân lên.
Vô cảm, chúng ta có thể cảm nhận được sự “leo thang” của thứ cảm xúc này rất rõ trong cuộc sống hàng ngày. Tôi lại nhớ đến bài văn đạt 9,5 điểm gây xôn xao về “bệnh vô cảm” của cô bé Phan Hoàng Yến, học sinh lớp 9, trường Chu Văn An, Hà Nội cách đây khá lâu. “Nhìn cái xấu không bất bình, thấy cái đẹp không ngưỡng mộ... Con người hay chỉ là xác khô của một cỗ máy?”.
Lúc con người trở nên vô cảm với đồng loại, với thế giới xung quanh, họ có thể làm bất thứ điều gì tội tệ nhất.
Hữu Quý
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất