04/02/2021 15:09 GMT+7 | Bạn cần biết
(lienminhbng.org) - Hằng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Đây là một nét văn hóa đặc sắc, một phong tục đẹp của dân tộc Việt Nam đã được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay.
Theo tín ngưỡng dân gian, ông Công ông Táo là các vị thần bếp Táo quân trông nom cuộc sống của toàn bộ gia đình. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp, Táo quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng nắm được chính xác các quy trình, phong tục cúng lễ truyền thống. Để có một cái Tết Táo quân thật đẹp và ý nghĩa, cần chú ý những điều đại kỵ nên tránh làm ảnh hưởng đến tài lộc và đặc biệt cần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, thiên nhiên sau lễ này.
1. Chuẩn bị đồ cúng
Việc cúng lễ trong ngày 23 tháng Chạp không nhất thiết phải quá cầu kỳ. Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hoặc mặn.
Tuy nhiên, thông thường, lễ vật cúng ngày 23 tháng Chạp cần chuẩn bị 3 bộ quần áo, mũ, giày cho 3 vị thần với một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ hoặc 3 con cá chép và tiền vàng. Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi để gửi cho các vị thần sử dụng khi về trời.
Cụ thể, lễ vật cúng ông Công ông Táo "chuẩn" như sau:
Lễ vật gồm có mũ ông Công ba chiếc: hai mũ ông và một mũ bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn và 3 con cá làm "ngựa" để Táo quân lên chầu trời.
Các mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ.
Để giản tiện, cũng có khi người dân chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia, tất cả đều bằng giấy bìa. Màu sắc của mũ, áo hay hia thay đổi hàng năm theo ngũ hành: năm hành kim thì dùng màu vàng, năm hành mộc thì dùng màu trắng, năm hành thủy thì dùng màu xanh, năm hành hỏa thì dùng màu đỏ và năm hành thổ thì dùng màu đen.
Quan niệm đây là thời gian nghỉ ngơi, bàn giao của Hành khiển và Táo Quân nên các gia đình cũng dọn dẹp sạch trên bàn thờ trong gia đình, đốt hết chân nhang cũ, lau chùi bát hương để chuẩn bị đón năm mới. Táo Quân được thờ trên bàn thờ riêng cao hơn bàn thờ tổ tiên, trên đó thờ bộ mũ, hia. Sau khi cúng bái, đốt vàng mã, người ta cũng thay ba ông đầu rau trong bếp bằng cách thả xuống ao và thay bộ mới vào bếp, thay bộ mũ trên bàn thờ.
2. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp
Nhiều người quan niệm, ông Công là thần thổ công, vị thần cai quản đất đai trong nhà, cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà, còn ông Táo là 23 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nên sẽ được cúng ở dưới bếp.
Tuy nhiên, theo chuyên gia nghiên cứu tâm linh, việc cúng lễ như vậy là không đúng với phong tục, quy tắc truyền thống lâu đời của dân tộc.
Theo truyền thống, tất cả các vị này đều cần được thờ phụng trên ban thờ chính của gia đình. Hơn nữa, bếp là nơi đun nấu, không phải nơi thể cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.
3. Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp
Theo tín ngưỡng dân gian, 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo đã bay về chầu trời. Vì thế, việc cúng lễ cần tiến hành trước giờ này.
Thông thường, bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng Chạp, các gia đình có thể lựa chọn thời gian phù hợp để làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Khi hương cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng mã, phóng sinh cá chép để tiễn ông Táo về trời.
4. Khấn xin tài lộc, sung túc
Thực chất, lễ cúng 23 tháng Chạp mang ý nghĩa tiễn ông Công ông Táo về trời để báo cáo việc lớn việc nhỏ trong năm của gia chủ với thiên đình. Vì thế, việc cầu xin tài lộc, sung túc là không nên. Các gia đình chỉ nên khấn xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm.
5. Thả cá chép từ trên cao
Trong ngày 23 tháng Chạp, cá chép tương trưng chính cho thần linh. Sau khi cúng lễ và thả cá chép, các gia đình không nên thả cá từ trên cao như đứng trên cầu, bờ xa ném cá xuống nước vì như vậy cá sẽ chết.
Bạn nên chọn một địa điểm mép nước ở sông, hồ và thả cá từ từ. Đặc biệt, không nên ném cả túi nilon xuống nước để tránh gây ô nhiễm môi trường.
6. Phóng sinh thành sát sinh
Nói về phong tục thả cá chép, không chỉ được cho là phương tiện giúp ông Công ông Táo lên chầu trời, xét từ góc độ Phật giáo, phóng sinh cá chép thể hiện sự từ bi cũng như truyền thống nhân đạo của nhân dân ta, xét về khía cạnh môi trường, việc thả cá chép còn góp phần làm đa dạng sinh học tại những khu vực cá được thả. Lý thuyết là vậy, tuy nhiên trên thực tế việc thả cá không đúng cách cùng với ý thức kém của một bộ phận dân cư lại gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường.
Do đó, khi thả cá, mọi người cần chú ý một số điều như: chọn mua những con cá trông nhanh nhẹn, không bị bong vảy; chọn thả cá về đúng môi trường mà cá có thể sinh sống; không nên ném cả túi cá xuống hồ, làm cá không thể thoát ra ngoài dẫn đến cá chết; nhặt, vứt túi nilon đúng nơi quy định… Mỗi người dân hãy ý thức hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường xanh và sạch đẹp, vừa thực hành tiết kiệm, vừa gìn giữ được những nét văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Tết ông Công, ông Táo đang đến gần, Tết Nguyên đán cũng sắp đến. Hy vọng, những hành động, việc làm chưa đúng, chưa đẹp sẽ sớm được khắc phục để mọi người ai cũng được đón một cái Tết vui vẻ và ý nghĩa.
7. Phá hoại môi sinh
Thực tế cho thấy, ở Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác, sau ngày Tết ông Công, ông Táo, các hồ ở Hà Nội ngập trong rác bởi sự thiếu ý thức của nhiều người dân. Sau khi thả cá, nhiều người vứt lại các túi nilon, thậm chí, cả chân hương, tro bụi từ đốt vàng mã…
Thả cá, vốn có ý nghĩa đẹp, nhưng thả không đúng cách sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực, không những làm mất đi ý nghĩa tâm linh mà còn gây ô nhiễm môi trường.
Lễ tiễn ông Công ông Táo về Trời
Theo quan niệm của người xưa, Thổ Công, Táo Quân, Thổ Kỳ là ba vị thần tiên được Trung ương Hoàng Đế phái xuống để làm các vị thần cai quản những gia đình ở hạ giới.
Họ đều là nguyên thần của các vị thần tiên trên trời được nhận sắc lệnh của Ngọc hoàng thượng đế mà xuống cai quản ở trần gian. Họ là đại diện cho thần tiên.
1- Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Cai quản đất đai âm trạch và long mạch của gia đình. Ta hay gọi là "Thổ thần thổ địa".
2- Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Cai quản toàn bộ mọi sinh hoạt và bếp núc của gia đình. Đây chính là vị thần tấu sớ lên Ngọc Đế. Ta hay gọi là "Thổ công táo quân".
3- Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần. Cai quản toàn bộ việc mua bán hàng hoá đồ ăn thức uống cho gia đình. Ta hay gọi là "Thổ kỳ".
Do vậy gia chủ có thể làm ban thờ ba vị này chung một bát nhang. Ta cũng không nên để bát nhang thổ thần thổ địa ở cùng với ban thờ gia tiên.
Tuy nhiên kể cả không có ban thờ thì gia chủ có thể làm lễ cúng các vị trên một chiếc bàn riêng để ở ngoài sân, ngoài hành lang hay ở giữa phòng khách nhà mình ở. Trên bàn cúng các vị nên trải vải đỏ.
Những ngày mùng 1, ngày rằm... ta nên cúng cho các vị thần bằng chính lòng thành tâm của gia chủ không đòi hỏi lễ lạt quá lớn, có sao thì cúng như vậy.
Ngày 23 tháng Chạp là ngày trọng đại để làm lễ tiễn Thần Táo Quân về Trời tấu sớ nên mọi nghi lễ cần làm bài bản và thịnh soạn.
Dưới đây là cách chuẩn bị nghi lễ một cách đầy đủ nhất
Lễ vật gồm có:
- Một chiếc lọng màu đỏ có diềm vàng để che nắng che mưa.
- Một chiếc bàn đủ lớn để đặt mâm lễ, mặt bàn được trải tấm vải đỏ sang trọng ngay ngắn.
- Một miếng vải đỏ dài trải dưới đất như miếng thảm đỏ để đưa tiễn Thần Táo Quân.
- Một mâm lễ gồm Gà trống trắng, xôi đỏ. Ba chén rượu ba màu đỏ, trắng, vàng. Ba chén trà ba loại mùi vị khác nhau. Màu đỏ mang lại vận khí tốt. Màu trắng mang lại tài lộc. Màu vàng mang lại sự bình an.
- Ngoài ra mâm lễ mặn có thể thêm các món sơn hào hải vị khác tuỳ theo điều kiện từng gia đình.
- Một mâm hoa quả " ngũ quả" đầy đặn đẹp mắt, trên mâm quả có cài 9 bông hoa đồng tiền màu đỏ.
- Ba bộ quần áo, mũ, giày cho ba vị thần. Gồm: Màu đỏ cho thần Thổ Công Táo Quân. Màu vàng cho Thổ Thần Thổ Địa. Màu trắng, cho thần Thổ Kỳ.
- Vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá cho ba vị mỗi vị 99 thuyền, 99 thỏi, 99 lá.
* Lưu ý: không đốt tiền âm phủ vì họ là thần tiên, họ không phải là vong hồn nên nếu đốt tiền âm phủ họ sẽ không nhận.
- Cá chép 3 con, nếu mua được ba con ba màu, đỏ, vàng, trắng là tốt nhất.
- 9 cây cây nến đỏ.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ nghi cần thiết thì người lớn nhất trong nhà tắm rửa sạch sẽ, xúc miệng bằng rượu, trước khi làm thủ tục.
- Thắp 9 nén nhang.
- Quỳ xuống lễ 9 lễ.
Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Nghi lễ
Mâm lễ đặt ngoài trời giữa sân hoặc nếu ở chung cư thì giữa nhà, mâm lễ đặt ở hướng Nam, nghĩa là ta quay mặt về hướng Nam mà hành lễ.
* Lưu ý:
1- Hướng Bắc là làm lễ thờ Thượng Đế, Ngũ Đế.
2- Hướng tây bắc là làm lễ thờ các vị Đại Tiên
3- Hướng Đông là làm lễ cúng các vị Thiên tử là Vua hoặc các vị Thánh.
4- Hướng Nam là làm lễ thờ các vị Thần linh.
5- Hướng Tây là làm lễ thờ Phật.
6- Hướng Đông Nam là hướng của Người.
7- Hướng Đông Bắc là hướng của Quỷ.
8- Hướng Tây Nam là hướng của Ma vong.
Văn khấn cúng tiễn như sau
Gia chủ viết văn khấn vào một tờ giấy sớ màu đỏ hoặc màu vàng
Kính lạy Thượng Đế.
Kính lạy Ngũ Đế. Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế, Trung ương Hoàng Đế.
Kính lạy các vị đại tiên.
Kính lạy: Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh.
Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã.
Kính lạy sơn thần, long thần, thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ, thần tài hạ đàn chứng giám
Hôm nay là ngày 23 tháng chạp năm... Canh Tý. Là ngày thần Táo quân về trời tấu sớ. Tín chủ con tên là... sinh ngày... tháng... năm... nguyên quán... địa chỉ thường trú... với tấm lòng thành kính con xin sửa soạn lễ vật, cùng sơn hào hải vị, tiền vàng, nhang đăng thỉnh cầu kính mời Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên, các vị Thần Tướng, Thiên Tướng, Thiên Binh, Thiên Mã, cùng chư vị thần tiên trên trời dưới đất, chứng giám cho con được làm lễ tiễn thần Thổ Công Táo Quân về trời tấu sớ lên Ngọc Hoàng Đại Đế.
Kính lạy Sơn Thần, Long Thần, Thổ thần thổ địa, thổ công táo quân, thổ kỳ hạ đàn chứng lễ.
Trong năm qua nhờ ân phúc của Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên và các Ngài mà chúng con được mạnh khoẻ, hạnh phúc, vận khí hanh thông mọi việc đều như ý.
Nay con làm lễ với tấm lòng thành kính biết ơn và xin được tiễn chư ngài về trời tấu xin Thượng Đế, Ngũ Đế, cùng chư vị Thần Tiên, toàn gia quyến chúng con xin vô cùng cảm tạ ân đức của Thượng Đế cùng chư ngài đã che chở cho chúng con trong suốt năm qua.
Nay kính mong Thần Táo Quân gợi ý lên Tam Thanh Ngọc Hoàng Đại Đế cầu xin Thượng Đế khai ân minh xét để sang năm mới Canh Tý 2020, đất nước con được thái bình, quê hương con được giàu đẹp, gia tộc và gia đình con luôn được mạnh khoẻ hạnh phúc, an khang thịnh vượng, vận khí hanh thông, vạn sự như ý.
Con cầu xin Thượng Đế, Ngũ Đế các vị Đại Tiên, cùng chư ngài chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.
Kính chúc Thượng Đế, Ngũ Đế, các vị Đại Tiên cùng chư ngài thiên thiên tuế. Con xin tỏ lòng biết ơn và xin đa tạ.
Con xin đa tạ, con xin đa tạ, con xin đa tạ!
Sau khi cúng xong thì lại kính lễ 9 lần.
Lễ xong đi lùi ba bước mới được quay lưng đi.
Chờ nhang cháy 1/3 ta đã có thể mang vàng mã đi hoá cho các vị thần. Hoá xong thì gói tro vào một tờ giấy màu đỏ sạch sẽ, rồi mang cá và tro đi thả ở sông, suối, hay hồ nước có dòng chảy lưu thông. Không nên thả ở những hồ nước bẩn, ao tù.
Những gia đình có điều kiện thì làm được như trên. Ai không có điều kiện thì không bắt buộc phải lễ nghi trịnh trọng. Tuỳ theo hoàn cảnh của mình mà làm, có sao thì ta làm vậy, cốt ở tấm lòng thành kính là được. Trong văn khấn không nói đến Phật. Vì lễ cúng Ông Công Ông Táo là nghi lễ của Thần Tiên. Không phải nghi lễ của Phật Giáo.
Lễ quan soái rút chân hương trước lễ ông Công ông Táo
Bát hương là biểu hiện tâm linh trên ban thờ của mỗi gia đình. Các gia đình thường làm lễ quan soái sửa bát hương cùng với ngày cúng ông Công ông Táo. Lễ quan soái cần phải làm trước khi làm lễ ông Công, ông Táo. Có nghĩa là phải làm sạch lau bát hương, để lại 3 chân hương đẹp nhất lau sạch sẽ rồi cắm lại vào bát hương.
Lễ quan soái một năm chỉ có 1 ngày đó là ngày 23 tháng Chạp, chứ không phải này nào cũng làm được việc này. Sau khi làm lễ quan soái xong, thì các gia đình chuẩn bị đồ lễ cúng ông Công, ông Táo.
Người được lựa chọn làm công việc dọn dẹp ban thờ, rút chân hương cũng phải tắm rửa sạch sẽ, thực hiện nghi lễ với sự thành tâm. Sau khi thắp một nén hương xin phép trên bàn thờ, gia chủ sẽ rút từng chân hương một, cho đến khi còn lại một vài chân hương đẹp nhất thường là ở số lẻ: 3, 5, 7, 9.
Số chân hương đã rút đi này sau đó được mang hóa, tro đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Sau khi hoàn thành công việc, cũng phải có nén nhang cẩn báo với các cụ.
Quan niệm của người Việt cũng cho rằng, việc tỉa chân hương hay lau chùi ban thờ nên tuyệt đối giữ sự yên tĩnh cho bát hương, không được làm xê dịch, di chuyển.
Theo quan niệm cổ truyền, đây là việc của đàn ông trong nhà. Thực tế, ai cũng có thể bốc được bát hương, song đích thân gia chủ bốc là tốt nhất. Đó phải là người thành tâm và chân tay sạch sẽ.
* Các bước tiến hành bốc bát hương
1. Lau rửa sạch bát hương bằng nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa hồng cho thơm. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống cống.
2. Dùng tro đốt bằng rơm nếp (hay trấu), không nên cho cát vì cát nặng.
3. Rửa tay sạch sẽ, lần lượt bốc bát hương. Nên bốc lần lượt từng nắm cốt vào bát. Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ cần bỏ ra.
4. Đặt bát hương lên ban thờ. Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
5. Lễ gồm có hoa tươi, quả tươi, nước sạch bày lên bàn thờ. Tất cả đặt ở phía trước hay bên cạnh bát hương.
6. Đọc kinh và thắp hương.
* Nguyên tắc khi dâng hương
Việc thắp nhang như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với tất cả mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người.
Người Việt thường thắp 3 nén nhang lên ban thờ. Các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian giải thích, 3 nén nhang thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
Tuy nhiên, thực tế cũng có nhiều quan niệm, lý giải khác về phong tục thắp 3 nén nhang của tổ tiên ta.
Tục truyền về ông Công ông Táo
Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ bắt nguồn từ sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.
Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. Vì quá mệt mỏi nên Trọng Cao ngủ thiếp đi không biết gì.
Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.
Ngọc Hoàng thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.
Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Quân lên chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Có nên thờ Táo Quân trong bếp?
Về việc có nên cúng ông Công ông Táo ở chỗ bếp, theo một chuyên gia phong thủy, tín ngưỡng, thực tế là đúng ông Công là thần cai quản đất đai trong nhà còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc nhưng tất cả các vị này đều phải được thờ phụng ở trên bàn thờ chính của gia đình.
Không có ai đi đặt bát hương hay bàn thờ ở dưới bếp để thờ cúng các vị thần linh như ông Táo cả. Nói cúng ông Táo ở dưới bếp mới đúng như vậy là không hiểu văn hóa, tín ngưỡng, quan niệm dân gian từ nhiều đời nay của dân tộc Việt Nam.
Theo chuyên gia này, trên bàn thờ các gia đình luôn có 3 bát hương và bát hương chính giữa bao giờ cũng đều dành để thờ các vị thờ thổ công, long mạch, táo quân, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn. Cùng với đó, hai bát hai bên mới là thờ các vị trong gia tiên, tiền tổ.
“Phải khẳng định thêm rằng, bếp không phải là chỗ để thờ cúng, bởi nơi đó là nơi đun nấu có nhiều uế tạp, thịt sống máu me còn chỗ thờ cúng phải sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Mọi người nên giữ đúng truyền thống và nét đẹp trong cúng Ông Công Ông Táo ngày 23 tháng Chạp của cha ông ta đã truyền lại từ nhiều đời”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Phong tục cúng cá chép ngày 23 tháng Chạp
Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Bởi thế, cứ đến ngày Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng cá chép. Người dân thường chuẩn bị một đôi hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem thả ở sông, ao, hồ, nghĩa là "phóng sinh" để đưa ông Táo về trời.
Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp. Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.
Phong tục cúng ông Công ông Táo 3 miền
Tại miền Bắc
Ngoài những điểm tương đồng này, thì tuỳ theo phong tục vùng miền mà nghi lễ cúng ông Công, ông Táo giữa 3 miền Bắc-Trung-Nam có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với vị thần cai quản việc phúc đức trong nhà.
Người miền Bắc thường cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, các gia đình phần lớn đều chuẩn bị mâm cỗ làm lễ từ khoảng 20 tháng Chạp và muộn nhất là vào trưa ngày 23. Sở dĩ không nhiều nơi làm lễ cúng sau khoảng thời gian này là vì có quan niệm rằng kể từ 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, các Táo phải về thiên đình làm lễ chầu với Ngọc Hoàng nên không còn ở dương gian để nhận lễ được.
Nét đặc trưng văn hoá khác biệt nhất của miền Bắc đối với 2 miền còn lại là đại đa số các gia đình thường dùng cá chép để làm đồ cúng lễ. Tuỳ theo từng địa phương nói chung và gia đình nói riêng mà đó có thể là cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau.
Cá chép còn sống được đặt cạnh mâm lễ vật, sau khi xong lễ thì được đem thả phóng sinh ở ao hồ, sông suối gần nhà với ý nghĩa cá chép hoá rồng, làm phương tiện đưa các Táo trở về thiên đình. Bên cạnh đó, việc phóng sinh cá chép vào ngày này còn thể hiện tấm lòng nhân hậu, đức độ và thiện lương của gia chủ.
Ngoài ra, trong mâm cúng ông Công ông Táo của người miền Bắc còn không thể thiếu bộ áo mũ các Táo. Và mâm cỗ cúng thường là những món truyền thống như xôi, gà, giò, nem, canh măng… cũng có thể là mâm cỗ chay với các món xôi, chè…
Tại miền Trung
Tục cúng ông Công ông Táo của người miền Trung thường được cho là cầu kỳ nhất trong 3 miền. Không cúng áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã và dâng cúng nhiều lễ vật.
Thờ cúng Táo Quân
Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo định đoạt phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Bàn thờ thường đặt gần bếp, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo Công lên chầu trời nên có nơi gọi ngày này là Tết ông Công, lễ cúng có cá chép vì người Việt cho rằng, ông Táo cưỡi cá chép lên trời.
Ngoài ra người Việt Nam còn quan niệm Táo Quân sẽ lên trời và thưa với Ngọc Hoàng Thượng đế những sự kiện xảy ra trong năm vừa qua ở dưới trần gian. Vì thế người Việt Nam làm lễ tiễn ông Công ông Táo rất thịnh soạn với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được thưa với Ngọc Hoàng, và những điều không may mắn hoặc không tốt sẽ được báo cáo nhẹ đi, việc làm này có thể là do Văn hóa và thói quen từ xa xưa truyền lại.
Thảo Nhi
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất