Cựu danh thủ Đặng Phương Nam: Roy Hodgson có thực sự bảo thủ?

20/06/2016 11:57 GMT+7 | Tranh cãi

(lienminhbng.org) - Khi đội tuyển Anh hòa đáng tiếc trước gấu Nga ở lượt đấu đầu tiên và để Xứ Wales dẫn trước 1-0 ở hiệp đấu đầu tiên của trận thứ 2 thì mọi ánh mắt, mọi lời chỉ trích đều tập trung vào Roy Hodgson.

Nhưng khi ông tung Sturridge và Vardy vào sân ở hiệp và cả 2 cầu thủ đều lập công giúp Tam sư lội ngược dòng thành công thì ông lại được ca ngợi.

Ông Hodgson là người cấp tiến

Cá nhân tôi thì lại cho rằng HLV lão làng của đội tuyển Anh là một người cấp tiến, một người đã dám làm một cuộc cách mạng cả về lực lượng lẫn lối chơi.

Về lực lượng, tuổi đời trung bình của đội tuyển Anh là 25,84 với rất nhiều cầu thủ dưới 26 tuổi. Ông Hodgson rất mạo hiểm với những cái tên rất mới lần đầu tham gia một giải đấu lớn như Rashford, Vardy, Barkley hay Stone. Trong số đó những Smalling, Dier, Alli, Kane, Sterling, Lallana… đã và đang đóng vai trò chủ lực trong đội hình trẻ trung và giàu tiềm năng của đội tuyển Anh.

Tài năng trẻ Rashford của Man United thậm chí cũng đã được vào sân và phá vỡ kỷ lục của Rooney khi mới 18 tuổi 228 ngày. Đội hình của Roy Hodgson còn trẻ hơn đội hình đã tham gia  Wolrd Cup 2014 ( tuổi trung bình 26) và nếu so với con số 29,8 ở Wolrd Cup 2010 thì rõ ràng những đứa trẻ của Roy Hodgson ở EURO 2016 lần này thực sự là một cuộc cách mạng.

Triết lý khác biệt

Điều đầu tiên có thể khẳng định, dù kết quả của đội tuyển Anh sau 2 lượt đấu chưa khả quan nhưng mong đợi nhưng lối chơi của họ thì không hề nhàm chán. Các trận đấu của Anh đều rất tốc độ và nhiều tình huống kịch tính và hấp dẫn. Nó cũng giống như các trận đấu gay cấn mà chúng ta được thưởng thức tại Premier League vào các tối cuối tuần.

Tuyển Anh luôn làm chủ trận đấu, liên tục tổ chức tấn công với tốc độ cao và các pha phối hợp khá mạch lạc. Các cầu thủ trẻ thi đấu khá tự tin và hiệu quả, cho thấy dưới thời Roy Hodgson đội tuyển Anh không còn quá cứng nhắc và bảo thủ.

Có thể có những thời điểm họ vẫn mắc sai lầm, có những thời điểm họ thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm soát đối phương, kiểm soát trận đấu. Nhưng có lẽ đó là đặc tính của tuổi trẻ, bù lại họ có khát khao, có quyết tâm và có cả khả năng tự biết đứng dậy và làm lại khi vấp ngã. Giống như cách họ đã gượng dậy sau bàn thua oan nghiệt trước đội tuyển Nga và vượt qua tình thế hiểm nghèo khi bị Xứ Wales dẫn trước.

Trong đó nổi bật là khả năng pressing đối phương một cách mạnh mẽ ngay phần sân đối phương, áp sát, ngăn chặn để giành bóng ngay khi có cơ hội. Đó thực sự là một đội tuyển Anh rất mới, rất trẻ trung, rất năng động.

Đội hình 4-3-3 và lối chơi tấn công biên

Ngay cả việc Hodgson dùng đội hình 4-3-3 với 1 tiền vệ trụ cũng là một cuộc cách mạng bởi trong nhiều năm gần đây Anh luôn sa lầy với 4-4-2 cổ điển. Rất nhiều HLV đến với đội tuyển Anh và không thể phá vỡ được những nguyên tắc cứng nhắc.

SỐC: Từ HLV ‘bỏ đi’, Hodgson được ví như... THIÊN TÀI CHIẾN THUẬT!

SỐC: Từ HLV ‘bỏ đi’, Hodgson được ví như... THIÊN TÀI CHIẾN THUẬT!

Chỉ cần đưa Sturridge và Vardy vào thay Harry Kane và Sterling đầu hiệp 2 trận gặp Xứ Wales, ông Roy Hodgson lập tức được cộng đồng mạng ca ngợi từ HLV “bỏ đi” trở thành...thiên tài chiến thuật.


Nhưng Roy Hodgson đã dám phá bỏ tất cả, ông chuyển đội hình sang 4-3-3 thiên về tấn công với duy nhất một tiền vệ phòng ngự là Dier. Nhưng ngược lại, mỗi khi nhập cuộc đội tuyển Anh luôn thành một khối thống nhất, cùng tấn công, cùng phòng ngự. Khi mất bóng, những tiền đạo sẽ là nhân tố phòng ngự đầu tiên, Kane, Lallana hay Sterling ai gần bóng nhất ngay lập tức vào tranh, những người còn lại áp sát, hỗ trợ. Lớp phòng ngự tuyến 2 của Rooney, Alli hay Dier sẽ phòng thủ tuyến sau, ngăn chặn các đường chuyền, kiểm soát tuyến giữa của đối phương và kiểm soát cả các khoảng trống còn hàng phòng ngự kèm người, bọc lót và chuẩn bị chống những quả chuyền dài.

Còn khi tấn công, các hậu vệ sẽ là những người đầu tiên phát động tấn công và cũng là những người sẵn sàng dâng cao hỗ trợ. Trong đó khả năng tấn công biên luôn được chú trọng một cách rõ rệt. Quan sát những trận đấu của đội tuyển Anh thì 80% những cơ hội nguy hiểm đều đến từ 2 biên với sự năng động của cặp hậu vệ biên Rose và Walker.

Hodgson có lý do của ông khi sử dụng Sterling và Lallana bởi ông muốn đội hình có sự cân bằng và khả năng tấn công biên mạnh mẽ. Sturridge và Vardy là những tiền đạo giỏi. Một người có tốc độ và khả năng săn bàn nhưng cần khoảng trống để hoạt động, còn một người có khả năng chơi đột biến nhưng chỉ hiệu quả khi chơi trung lộ và cũng chỉ mới hồi phục sau chấn thương. Chính vì vậy, rất có thể sự xuất hiện của họ ngay từ đầu sẽ làm phá vỡ đi sự cân bằng và khả năng tấn công biên mà Hodgson mong muốn.

Tất nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề. Nhưng tôi nhận thấy EURO năm nay, tuyển Anh có triển vọng tiến xa

Đặng Phương Nam
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm