24/05/2018 14:26 GMT+7 | Thế giới
(lienminhbng.org) - Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân cho rằng, phản ứng của người dân về cách gọi trạm thu giá BOT là có căn cứ và Bộ Giao thông Vận tải nên lắng nghe dư luận về việc này. Bên hành lang Quốc hội, việc các trạm thu phí BOT trên toàn quốc đã được đổi tên thành trạm thu giá là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm.
Lý giải việc này, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho hay, theo quy định hiện hành, phí là khoản người dân phải trả khi được nhà nước cung cấp dịch vụ công, còn BOT là sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp nên mới có sự chuyển đổi sang cách gọi là thu giá. Việc thu giá BOT chịu sự điều chỉnh của Luật giá, thuế.
Liên quan đến vấn đề này, chiều 23/5 bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lê Thanh Vân (Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội) cho rằng, cách gọi trạm thu giá là tối nghĩa, không đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt cũng như chuẩn mực của ngôn ngữ pháp lý.
"Việc nhiều người dân phản ứng với cách gọi trạm thu giá BOT là có căn cứ. Bởi, đã là cơ quan nhà nước thì phải dùng ngôn ngữ phổ thông, chuẩn mực và dễ hiểu", ông Vân nói.
Đại biểu Nguyễn Thanh Vân cho rằng, Bộ GTVT nên xem xét, tiếp thu ý kiến của dư luận xem việc dùng ngôn ngữ của mình như thế đã phù hợp chưa, vì sao người dân lại phản ứng? Trong trường hợp này, nếu chưa chuẩn, chưa hợp lý thì Bộ GTVT nên điều chỉnh cho phù hợp, không nên căn cứ vào chữ nghĩa trong các văn bản quy phạm pháp luật để né tránh điều này.
Đại biểu Lê Thanh Vân cũng cho biết, thời gian qua những người tham gia giao thông nhất là đối tượng xe tải chở hàng hóa chủ yếu phản ứng mức giá thu của các trạm BOT. Mức giá là do thỏa thuận của nhà đầu tư với người chấp nhận dịch vụ nhưng cũng cần phải xem xét liệu mức giá đưa ra có hợp lý hay không so với mức đầu tư của nhà đầu tư. Nếu giá dịch vụ cao quá thì sẽ bị phản ứng.
Theo H.V/Báo Tin tức
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất