21/10/2017 08:13 GMT+7 | Văn hoá
(lienminhbng.org) - Donald Trump và cô bé Sài Gòn là tác phẩm mới nhất của Lê Hoàng hướng đến độc giả trẻ với sự giữ nguyên độ hài hước, sâu cay trong những vấn đề tiêu cực của giáo dục Việt Nam thì đã vượt mặt Sao thầy không mãi teen teen, cuốn sách anh tự nhận là “siêu phẩm dành cho giới trẻ”.
Vị đạo diễn Lê Hoàng hay “châm chích chọt” qua các tiểu phẩm, trên phim ảnh luôn theo dòng thời sự có cuộc trò chuyện với Thể thao & Văn hóa.
* Lại một lần nữa, anh tham gia vào lĩnh vực văn học, một lĩnh vực đang rất thu hút giới trẻ với việc xuất hiện của những cuốn sách “cháy hàng”, đôi khi phải xếp hàng sớm để có thể nhận được chữ kí và giao lưu cùng tác giả?
- Tôi rất buồn cười khi có nhiều người nghĩ rằng, văn học Việt
Tuy nhiên, hãy cứ bình tĩnh mà suy xét. Chúng ta đang có gì từ những cây bút trẻ? Đa số là chuyện ngôn tình. Đã thế lại còn ngôn tình rất cũ. Nếu như ngôn tình của thế giới đã phát triển khủng khiếp, có tính khái quát và tính thời đại rất cao thì ngôn tình của chúng ta đến phút này vẫn cứ là cô tiểu thư yêu chàng công tử. Đọc phát điên cả người! thậm chí một số nhà văn trẻ còn lấy tên của nhân vật, bút danh của mình như tên Hồng Kông. Dị không thể chấp nhận được!
Một xu hướng nữa để chứng tỏ mình hiện đại thì họ cực kỳ táo bạo trong việc miêu tả những gì liên quan đến sex. Thường họ cho các nhân vật nữ trở nên rất điên rồ, rất phá cách bằng cách coi thường hoặc khinh bỉ đàn ông. Điều ấy cũng khiến tôi vô cùng kinh hãi. Làm sao văn hóa có thể phát triển được khi có một lớp trẻ toàn nổi loạn ở trong bar, ở trong phòng chứ không hề ở trong công ty hay một môi trường nào khác?
* Theo đánh giá của cục xuất bản hiện nay, xu hướng sách dành cho giới trẻ đang chiếm đa số. Giới trẻ vẫn là nhóm khách hàng chủ lực và mang lại doanh số lớn cho nhà sách. Người viết, lẫn người làm sách nên đầu tư thế nào cho đối tượng này?
- Tùy loại người viết và tùy loại người làm sách. Họ sẽ chọn đầu tư vào bản năng của người đọc hay đầu tư vào trí tuệ của công chúng. Độc giả đang cần chúng ta trả lời câu hỏi mà Hamlet hỏi “sống hay không sống” chứ không phải “yêu hay không yêu”.
* Vậy, Lê Hoàng viết sách, đều đặn mỗi năm một cuốn là để…?
- Vài lần, trong vài câu chuyện trà dư tửu hậu, tôi nghe anh bạn trẻ này nói đang viết cuốn sách này, cô nhà văn ăn khách kia nói đang làm cuốn sách kia… Chuyện phiếm qua cuộc nhậu nhưng tôi chẳng thể đánh giá cao những dự án đó. Viết văn là phải nhập, phải sống với đời sống của cuốn sách chứ không phải vừa viết vừa đi lang bang lông bông, ba điều bốn chuyện rồi về gom những thứ mình cảm nhận tiếp tục viết.
Lê Hoàng mà viết thì tắt hết các thể loại giao lưu bè bạn hay công việc, tập trung tuyệt đối cho từng con chữ của mình. Như Donal Trump và cô bé Sài Gòn, tôi dồn sức trong hơn một tháng miệt mài đến chữ cuối cùng. Buông bút, tôi mới trở lại với đời sống thường nhật. Tôi viết với một thôi thúc tự thân, nếu không viết thì giới trẻ sẽ càng đâm đầu vào sách ngôn tình, vào thế giới yêu đương nhăng nhít, quên rằng cuộc sống còn rất nhiều điều khác để quan tâm!
* Câu nào anh tâm đắc trong tác phẩm mới này?
- “Khi một triệu người nói một câu ngu xuẩn thì nó vẫn là ngu xuẩn”. Nhiều người trong chúng ta đang chìm vào mạng xã hội và thế giới ảo đó tạo ra những cộng đồng dễ dàng phát cuồng với những phát biểu tào lao, không chứng cớ nhưng cứ nói như đúng rồi!
* Viết sách về tuổi teen, đã nhiều đầu sách nhưng mãi anh chưa cho nhân vật Ly Cún của anh lớn lên? Trong "Donal Trump và cô bé Sài Gòn", Ly Cún vẫn cứ teen, vẫn cứ là học sinh trung học dù diễn biến truyện rất nhiều bất ngờ?
- Đúng! Không việc gì phải lớn về thân thể. Chỉ lớn về tư duy là được, không con người nào hạnh phúc hơn nếu như họ mãi mãi 18 tuổi. Ai ham già thì ham. Tôi không!
* Xin cảm ơn anh về những trao đổi này!
Hòa An thực hiện
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất