(TT&VH Cuối tuần) - 5 năm trước (2005), cái tên Nguyễn Hoàng Điệp từng gây bất ngờ giới điện ảnh khi Mùa thứ 5, bộ phim tốt nghiệp của cô thủ khoa trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội vượt qua 2.100 phim dự thi để có mặt tại LHP ngắn quốc tế Rio De Janeiro (Brazil). Khi ấy Điệp mới 23 tuổi.
Bây giờ, cũng bất ngờ, trong làn sóng phim tuổi teen đang ào ạt trên sóng truyền hình, Bộ tứ 10A8 cùng Chít và Pi nổi lên như những “hiện tượng” và cả hai cùng mang dấu ấn của Nguyễn Hoàng Điệp.
* Mở hàng bằng Chít và Pi, sau đến Bộ tứ 10A8, kế hoạch trong năm tới của chị nghe nói cũng là một phim dành cho lứa tuổi này. Chị hình như có duyên với các phim dành cho tuổi teen thì phải?
- Cũng có thể là vậy! Ra trường được một năm tôi thiết tha làm phim lắm, nhưng mình không thuộc biên chế của một hãng phim nào cả. Lúc đó tôi đi làm báo, nhưng vẫn cứ canh cánh trong lòng là mình phải làm được một phim gì đó. Tôi vốn là đứa có nhiều chuyện để kể. Tôi đã viết sẵn câu chuyện mình muốn kể ra. Để đó và chờ đến thời.
Một hôm có người bạn bảo tôi rằng hiện có nhà sản xuất đang muốn làm một phim dành cho học sinh cấp ba, bảo tôi thích thì tham gia. Tôi tham gia, thấy mọi chuyện tốt đẹp. Kịch bản của mình được mọi người chọn. Họ thấy thích thú với đề tài của tôi. Họ sẵn sàng bỏ tiền ra làm phim đó. Rất nhanh chóng Chít và Pi ra đời.
Sau này với Bộ tứ 10A8 cũng tương tự vậy, khi tôi vừa sinh em bé thứ hai thì một người bạn bảo hiện người ta muốn làm một bộ phim về tuổi teen, theo kiểu Nhật ký Vàng Anh, có tính tương tác cao. Tôi thì không thích loại đó lắm, tôi không thích kiểu đưa câu hỏi rồi chọn phương án A,B,C. Tôi đến xem và có bảo họ, nếu làm thì tôi sẽ chuyển nó theo một hướng khác, kể câu chuyện theo hướng khác đi. Mọi người gật đầu và Bộ tứ 10A8 ra đời.
* Làm phim cho tuổi teen, với chị khó khăn lớn nhất là gì?
- Nhiều khó khăn lắm! Câu chuyện mình muốn kể thì nhiều. Nhưng không phải bao giờ cái mình kể ra cũng được người xem đồng ý. Cái tôi lo không phải là ở phía đối tượng khán giả của tôi, các em teen, mà là ở các đối tượng khác như: phụ huynh, nhà sản xuất,… Họ không đồng ý không phải bởi vì họ thấy câu chuyện của tôi không hay mà vì họ thấy nghi ngại.
Họ sợ rằng câu chuyện đó sẽ đem lại một ảnh hưởng không được tích cực với bọn trẻ con. Tôi từng kể một câu chuyện khiến mọi người theo dõi một cách chăm chú và lặng đi, nhưng khi nó kết thúc thì người ta lại: Ồ! Cái này nó hơi nhạy cảm. Cái này có vẻ không ai làm như vậy.
* Tức là người ta e sợ “cách giáo dục” trong phim của chị?
- Vâng, đó là điều đáng buồn. Tôi đã phải đấu tranh với các nhà sản xuất rất nhiều. Tôi muốn nhà sản xuất đồng ý với quan điểm về mặt giáo dục của mình. Xin hiểu cho sự giáo dục ở đây không có nghĩa là những bài học ở trường, ở lớp, không có nghĩa là bố mẹ thầy cô đứng lên và nói rằng: các con nhỏ các con cần phải A, B, C,… Đó không phải là cách giáo dục trong phim mà tôi muốn. Tôi muốn một cách giáo dục khác.
Trẻ con giờ thông minh như vậy, nhanh nhẹn và sáng tạo như thế thì khi chúng nhìn thấy sai lầm của người khác chúng sẽ rút ra được ngay: Thế là sai rồi; lần sau mình sẽ không làm theo kiểu ấy, mình sẽ làm theo một cách khác; và mình sẽ sáng tạo ra một cách khác. Đừng có nghĩ chúng không biết gì mà phải gài thêm những câu: Lẽ ra phải làm thế này, thế khác; không được làm thế này, thế kia.
* Nhưng giáo dục như cách của chị người ta dễ lo “bọn trẻ có biết gì đâu”, làm thế khác gì “vẽ đường cho hươu chạy”?
- Bọn trẻ bây giờ “khôn” lắm. Chúng chẳng phải bắt chước ai. Đừng nghĩ là bọn trẻ con xem trên ti vi thấy người ta đua xe, hay dùng thuốc lắc là về nhà chúng cũng bắt chước. Không có chuyện đấy đâu nhé. Không bao giờ có chuyện đấy! Xin lỗi, nếu chúng muốn thì chúng còn có thể làm được gấp 10 lần những trò người ta vẽ ra trên phim. Tôi nghĩ chúng đủ tỉnh táo để biết chúng nên học hỏi cái gì ở phim ảnh. Tôi rất tin tưởng vào điều đấy.
Khi nói chuyện với bọn trẻ, tôi thấy chúng thông minh hơn rất nhiều những gì người lớn chúng ta nghĩ về chúng. Chúng thừa đủ thông minh để nhận thức đâu là một bộ phim hay, đâu là dở, một vai diễn thế nào gọi là hấp dẫn, một vai thế nào thì bị cho là mờ nhạt. Với tư duy như thế thì chả cớ gì mà chúng lại bị chúng ta lôi kéo bằng vài cảnh vớ vẩn trên phim.
Nguyễn Hoàng Điệp và đạo diễn Phan Đăng Di (phải), quay phim Quang Minh
* Vậy sau những đối mặt với “người lớn”, khi làm phim cho teen, chị còn phải đối mặt với khó khăn gì nữa?
- Tôi nghĩ những người làm phim teen phải đối mặt với việc là mình sẽ phải đấu tranh, đối mặt với những khán giả cực kì thông minh. Họ không chờ đợi học hỏi gì ở phim chúng ta hết. Chúng ta chẳng đủ thông minh để giáo dục được họ. Họ chỉ chờ đợi ở phim của chúng ta những cái hay ho, thông minh sáng tạo và làm cho họ phục. Nếu không làm cho họ phục thì họ không thích phim của mình đâu.
Tôi mong mình làm được những phim dành cho teen mà mình vẫn giữ được cái cảm giác tươi trẻ và không bị phụ thuộc quá nhiều vào những bài học mà mọi người nghĩ rằng nó rất là cần thiết trong phim.
* Thế còn khoảng cách tuổi tác và thế hệ?
- Ngược lại với hầu hết mọi người khi làm phim cho teen, tôi thấy không có cản trở nào về tuổi tác và thế hệ khi làm phim cho đối tượng này. Tôi không phải là người bài bản trong việc thâm nhập thực tế. Tôi không có kiểu đi đến nơi ngồi nói chuyện với các em, chơi với các em để tìm hiểu tâm tư tình cảm của chúng như một số đạo diễn vẫn nói trên báo… Thực tình tôi không đặt niềm tin vào những câu trả lời như thế. Vì nếu làm như thế anh chỉ nhìn thấy cái vỏ của chúng thôi. Đấy không phải là tất cả để anh đưa lên phim, nếu mà suy nghĩ của anh không thực sự trẻ, nếu anh không thực sự yêu những điều mà anh nghe và nhìn thấy hàng ngày. Nếu những điều đó không để lại ấn tượng gì cho anh, kiểu anh chỉ nhìn thấy: ơ có một cô học sinh đi ngang qua đường, ơ có một cô học sinh mua một tờ báo hay ơ có một cô học sinh thích trở thành ca sĩ. Anh chỉ nhìn vào bề ngoài thế thì biết gì mà nói về một con người, chưa nói đến một thế hệ.
* Vậy bí quyết nào để “dù không teen” nhưng làm phim vẫn teen như thường?
- Bạn phải biết biến mình thành người đồng hành với bọn trẻ. Ai cũng có một thời 13 – 14 tuổi trước khi chúng ta 24 – 25, trước khi chúng ta 30 – 40 và trước khi chúng ta là những người 60 – 70 tuổi. Chúng ta đã từng có một thời rất trẻ, thời trẻ đó chúng ta đã từng rất khôn và cũng từng rất dại. Chúng ta đã từng thông minh và cũng có những điều chúng ta từng rất ngốc nghếch. Mọi người giờ thường nói: “Bọn trẻ con bây giờ khác quá! Tôi không hiểu nó, đọc những từ “fảj hem”, “thế wá”,… tôi không hiểu”.
Nhưng hiểu để làm gì? Cái chuyện bạn hiểu những ký tự của 9X không có nghĩa là bạn sẽ hiểu được chúng. Điều quan trọng hơn trước khi đọc được những ký tự đó, bạn có cầm được tay chúng không. Bạn có sẵn sàng vòng tay ôm chúng không? Chúng có sẵn sàng cho bạn làm việc đó với chúng không? Chúng có sẵn sàng ngồi cười, ngồi nói, ngồi khóc với bạn,… Đấy mới là điều quan trọng!
Nếu như bạn đã có một thời trẻ tuổi, bạn đã có một thời sẵn sàng ngốc nghếch, sẵn sàng có những quyết định bồng bột. Bạn đã từng có những kỷ niệm thực sự sâu sắc với chuyện trường, chuyện lớp, chuyện gia đình thì cũng dễ để hiểu và sống với các em thôi mà.
Lắm hôm tôi ngồi nghe bọn trẻ bàn về chuyện quay cóp, tôi ngày xưa cũng quay cóp chứ chẳng phải là một học sinh gương mẫu, nói thật là như vậy. Hay như chuyện chúng tính cách trốn môn thể dục, lại giống mình, ngày xưa mình cũng y hệt. Mình cũng trốn môn thể dục bằng đủ các mưu: em bị đau, em bị ốm, rồi khi được 5 điểm cũng cứ cố xin thầy cho lên 6, 7, 8. Chắc thời của bố mẹ tôi cũng không khác mấy. Do vậy tôi nghĩ là khi mình có những điểm chung về mặt thời điểm, điểm chung về mặt cảm xúc, tự dưng mình sẽ có rất nhiều điểm chung khác với các em.
Có thể là đến năm tôi 50 tuổi tôi sẽ khác bây giờ rất nhiều, nhưng nếu hỏi về khả năng đồng hành với bọn trẻ còn hay không thì tôi chắc tôi cũng vẫn làm được.
XSMN 1/1: Xổ số miền Nam ngày 1/1/2025 gồm các tỉnh Đồng Nai, Cần Thơ và Sóc Trăng. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Tư ngày 1/1 trên lienminhbng.org.
HLV Kim Sang Sik ví đội tuyển Thái Lan như một “ngọn núi cao” nhưng theo quan điểm của ông, núi nào cũng có thể vượt qua và đội tuyển Việt Nam tự tin có thể vượt qua.
Trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Thái Lan, chung kết lượt đi AFF Cup 2024 (20h00 ngày 2/1) – lienminhbng.org cập nhật diễn biến trực tiếp bóng đá, kết quả trận đấu giữa Việt Nam vs Thái Lan thuộc chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra ngày hôm nay.
XSMB 1/1: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 1/1/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên lienminhbng.org.
Nottingham Forest đang sống trong những ngày mơ mộng khi tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng ở Ngoại hạng Anh 2024-25. Chiến thắng 2-0 trước Everton không chỉ là trận thắng thứ 5 liên tiếp, mà còn đưa đội bóng này lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng, thành tích cao nhất của họ trong hơn 30 năm qua.
Cập nhật chung kết Việt Nam vs Thái Lan hôm nay 1/1: HLV Kim Sang Sik tự tin có thể đánh bại Thái Lan ở chung kết ASEAN Cup 2024. Đình Triệu giao tiếp với các đồng đội tốt hơn Nguyễn Filip.
Đánh giá cao sức mạnh của đội tuyển Việt Nam nhưng ông Masatada Ishii, HLV người Nhật Bản tự tin khẳng định Thái Lan sẽ giành chiến thắng trong cả hai lượt trận chung kết.
Sự lôi cuốn, sự bất ngờ, sự khó nắm bắt và khả năng biểu đạt thú vị của Màu nước đã thu hút họa sĩ Nguyễn Thu Hà, chị chọn màu nước, để kể câu chuyện của mình, kể câu chuyện của những người xung quanh…
Đối đầu Việt Nam vs Thái Lan: Cặp đấu "kẻ tám lạng, người nửa cân" ở chung kết AFF Cup 2024 được người hâm mộ hết sức đón chờ, bởi đây được coi là trận Kinh điển phiên bản Đông Nam Á.
Sau quãng thời gian dài căng mình tập luyện cho Bước nhảy hoàn vũ, mới đây Quỳnh Nga đã có chuyến đi Nhật, làm khách mời liveshow ca sĩ Khánh Phương và đi du lịch "xả hơi".