14/07/2018 07:15 GMT+7
(lienminhbng.org) - Mới đây, khi bộ GD&ĐT công bố điểm thi THPT quốc gia 2018, một lần nữa dư luận cả nước lại bàng hoàng với điểm thi môn lịch sử. 83,24% trong tổng số 814.779 bài thi môn này dưới trung bình, trong đó chủ yếu là dưới điểm 4, một “cơn mưa điểm liệt”.
Điều này cho thấy cách dạy và học môn lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn chưa hiệu quả. Nhiều học sinh ngao ngán môn lịch sử, các dữ kiện ngày tháng và sự kiện ngày một nhiều mà sự hứng thú của người học thì ngày một giảm.
Vậy nên chăng việc đi tìm những phương pháp và con đường dạy và học lịch sử khác với cách chúng ta đang thực hiện? Chẳng hạn như sử dụng sức mạnh của điện ảnh...
Thử tìm hiểu kinh nghiệm từ một số nước.Trung Quốc sản xuất những bộ phim lấy đề tài lịch sử, dã sửlàm chủ đạo với công thức chung hầu như không thay đổi cho đến ngày nay: chiến tranh là chủ đề chính + xây dựng nhân vật anh hùng + lấy minh tinh để câu khách.
Cách làm này thật sự đã mang lại thành công về mặt doanh thu cho rất nhiều phim. Việc hút khách này dần tạo được sự hứng thú và tò mò của người xem về các nhân vật, sự kiện trong lịch sử Trung Hoa, từ đó họ tự tìm đến sách vở, tư liệu để hiểu hơn về các dữ kiện, nhân vật được đề cập trong phim.
Thậm chí, đến những phim ngôn tình dài tập như "Nhân sinh nếu như lần đầu gặp gỡ", "Tam quốc cơ mật" cũng xây dựng theo công thức trên và gây hứng thú cho người xem về các nhân vật trong lịch sử trung, cận đại của Trung Hoa.
Một nền điện ảnh trẻ và lớn ở châu Á là Hàn Quốc cũng có cách làm tương tự với những phim như "Thần y Hur Ju hay "Truyền thuyết Jumong"… cũng lấy đề tài lịch sử làm chủ đạo, rất thành công về mặt doanh thu cũng như tạo hiệu ứng để người xem xứ Kim chi tìm hiểu lịch sử nước mình. Thậm chí họ còn “chưng hửng” khi phát hiện ra, một nhân vật đình đám trong phim như Hur Jun nhưng trong chính sử trung đại Triều Tiên chỉ ghi có vài dòng vắn tắt. Ấy là cái tài của nhà biên kịch và người làm phim.
Từ hai trường hợp nêu trên, phải chăng chúng ta cũng có thể dùng điện ảnh, nghệ thuật để mềm hóa các dữ kiện lịch sử khô cứng và tạo hứng thú cho người học theo cách đó. Giáo dục quan trọng nhất vẫn là gợi hứng để người học tự nguyện tiếp nhận và tìm hiểu. Và sử liệu Việt Nam từ mấy ngàn năm nay vô cùng phong phú nhưng với kết quả như hiện nay có vẻ chúng ta đã khai thác chưa đúng cách.
Vậy phải chăng đã đến lúc, dù hơi muộn, chúng ta nên mở rộng biên độ “dạy” môn lịch sử ra khỏi nhà trường phổ thông. Mà điện ảnh là một gợi ý?
Văn Đồng
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất