27/06/2019 17:19 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Ngày 27/6, các thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 làm bài thi tổ hợp khoa học xã hội gồm các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục Công dân. Chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất đề thi và đáp án môn Lịch sử, bấm Ctrl+F5 để cập nhật thông tin mới nhất.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 của Bộ GD&ĐT xem chi tiết TẠI ĐÂY
Khi làm bài thi, thí sinh cần ghi nhớ gì để tránh những sai sót không đáng có?
Theo quy định, đối với bài thi tổ hợp, thí sinh làm bài thi trên cùng một phiếu trả lời trắc nghiệm. Đề thi các môn thành phần của bài thi tổ hợp được phát lần lượt theo từng môn thi thành phần để thí sinh làm bài trong thời gian quy định.
Xem đề thi và đáp án môn Lịch sử (đang cập nhật)
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 301
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 302
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 303
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 304
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 305
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 306
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 307
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 308
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 209
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 310
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 311
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 312
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 313
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 314
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 315
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 316
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 317
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 318
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 319
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 320
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 321
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 322
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 323
* Đáp án môn Lịch sử mã đề 324
Ngay khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần nào thì thu đề và giấy nháp của thí sinh thi môn đó, đồng thời phát đề thi của môn thi thành phần kế tiếp theo đúng lịch đã quy định. Không thu lại đề thi và giấy nháp của môn Sinh học và GDCD.
Các môn thi thành phần trong mỗi bài thi tổ hợp có cùng một mã đề thi. Thí sinh ghi mã đề thi này trên phiếu trả lời trắc nghiệm để theo dõi.
Với các thí sinh đăng ký dự thi cả 2 bài tổ hợp, bắt buộc phải làm cả 2 bài thi. Nếu bỏ 1 trong 2 bài thi sẽ bị coi là dự thi không đủ số bài và không được xét công nhận tốt nghiệp THPT, không có cơ hội tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng, trung cấp năm 2019.
Với thí sinh dự thi 2 môn thành phần không liên tiếp, ngay sau khi hết giờ làm bài của môn thi thành phần thứ nhất, thí sinh phải dừng bút, nộp đề thi, giấy nháp cho cán bộ coi thi.
Sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên, thí sinh nộp lại đề thi, giấy nháp, ngồi nguyên vị trí, úp phiếu trả lời trắc nghiệm, bảo quản phiếu trả lời trắc nghiệm trong suốt thời gian chờ thi môn thành phần tiếp theo, không làm ảnh hưởng đến các thí sinh khác. Tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của cán bộ giám sát tại điểm thi.
Với các thí sinh chỉ thi 1 môn thành phần trong bài tổ hợp, sau khi hết giờ làm bài, thí sinh nộp phiếu trả lời trắc nghiệm, giấy nháp, đề thi. Sau đó, thí sinh ra khỏi phòng thi theo sự hướng dẫn của cán bộ giám sát, di chuyển về phòng chờ, ngồi đợi đến khi hết 2/3 giờ làm bài môn thi cuối cùng mới được rời khỏi điểm thi.
Bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử
Trên báo Giáo dục Thời đại, cơ quan ngôn luận của Bộ GD&ĐT, giáo viên Trường THPT Trương Định (Hà Nội), chia sẻ bí quyết làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử - Kỳ thi THPT quốc gia để "rinh" điểm cao.
Thứ nhất, nắm vững những kiến thức căn bản trong chương trình sách giáo khoa lớp 11 và lớp12 hiện hành của Bộ GD&ĐT theo cấu trúc đề thi minh họa của Bộ. Ví dụ: Đối với môn Lịch sử, là trình tự thời gian của lịch sử thế giới hiện đại từ 1917 đến 2000 và lịch sử Việt Nam từ 1958 đến năm 2000.
Từ những kiến thức, sự kiện, giai đoạn lịch sử cụ thể từng phần, từng chương, học sinh hãy học các bài tổng kết phần, chương để rèn luyện kỹ năng khái quát hóa kiến thức và xâu chuỗi vẫn đề. Tất cả những kiến thức, những vấn đề và sự kiện lịch sử cốt lõi nhất, nổi bật nhất đều có trong các bài tổng kết.
Thứ hai, học theo sơ đồ hệ thống hóa kiến thức, sơ đồ tư duy, từ chìa khóa. Cụ thể Trong quá trình học, tùy vào nội dung và tính chất của từng bài giảng, sau mỗi bài học, mỗi chương, mỗi giai đoạn; học sinh làm “sơ đồ tư duy” dựa trên nguyên lý từ “cây” đến “cành” đến “nhánh”; từ ý lớn sang ý nhỏ theo phương pháp “diễn dịch” : Luận điểm, luận cứ, luận chứng theo định hướng của giáo viên.
Từ những kiến thức, sự kiện, vấn đề cơ bản của từng bài, từng chương, từng phần trong sách giáo khoa hiện hành, thông qua sơ đồ tư duy, các em sẽ tự biết cách tổng hợp và xâu chuổi kiến thức theo trình tự, trật tự kiến thức và lý giải các mối quan hệ tác động biện chứng, nhân quả giữa các vấn đề, sự kiện. Từ đó các em sẽ thấy các bài học sẽ trở nên ngắn gọn hơn, súc tích và dễ hiểu, dễ nhớ hơn.
Thứ ba, các em phải tự mình làm các câu hỏi là một cách ôn kiến thức và luyện kỹ năng nhuần nhuyễn, tập làm quen với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để giúp các em chuẩn bị tâm lý, tinh thần vững vàng và tự tin khi vào phòng thi và làm bài thi.
Thứ tư, phải biết phân tích và xử lý nhanh. Không nhất thiết phải làm theo trình tự, số thứ tự của câu hỏi. Câu nào thấy dễ và tự tin thì làm trước, câu khó làm sau. 50 phút với 40 câu hỏi thì thí sinh không nên giành quá nhiều thời gian cho nhưng câu hỏi khó mà mình không đủ kiến thức và sự tự tin. Thời gian trung bình mỗi câu khoảng 1,25 phút.
Thứ năm, đọc kỹ yêu cầu của câu hỏi và tìm “từ khóa”, có thể lấy bút chì khoanh tròn “từ khóa” đó để lưạ chọn phương án trả lời với những kiến thức nào. Đây được xem là cách để học sinh giải quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm kiến thức.
Thứ sáu, thời gian làm bài thi trắc nghiệm ngắn nên cần tính toán khả năng từ “chậm và chắc” sang “chậm” thành “nhanh”. Cần lưu ý, đọc kỹ, tính toán kỹ câu hỏi và phương án trả lời không có nghĩa là chần chừ, do dự
Thứ bảy, nếu không nhớ chính xác các phương án trả lời một số câu hỏi thì không nên đoán mò hoặc làm theo kiểu “phủ xanh đất trống đồi trọc” một cách may rủi, mà thí sinh cần dùng phương pháp loại trừ.
Một khi các em không có cho mình một đáp án trả lời thật sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một kỹ năng hữu hiệu giúp mình tìm ra câu trả lời đúng.
Hơn nữa, thay vì đi tìm đáp án đúng, các em hãy thử tìm phương án sai cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt.
Cuối cùng, khi các em không còn cơ sở để loại trừ nữa thì nên dùng cách phỏng đoán để nhận thấy phương án nào khả thi hơn, đủ độ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời và đó là kỹ năng cuối cùng của các em.
Số lượng thí sinh đăng dự thi bài thi tổ hợp Khoa học xã hội là 495.713 thí sinh.
Tính theo từng môn thi thành phần, Lịch sử có 573.113 thí sinh đăng ký; Địa lí có 565.613 thí sinh; Giáo dục công dân có 495.801 thí sinh đăng ký.
Số lượng thí sinh đăng ký bài thi tổ hợp xã hội lớn hơn khá nhiều so với bài thi khoa học tự nhiên. Nhiều thí sinh cho rằng, với hình thức thi trắc nghiệm thì các môn khoa học xã hội sẽ dễ ăn điểm hơn.
Cụ thể thời gian tổ chức bài thi tổ hợp sáng nay như sau:
6h45-7h00:
- Nhận phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), giấy nháp và túi tài liệu của phòng thi;
- Đánh trong phòng thi;
- Gọi thí sinh vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi
7h00-7h15:
- Cán bộ coi thi (CBCT) thứ nhất đi nhận đề thi tại Điểm thi;
- CBCT thứ hai ký tên vào ô dành cho CBCT trên phiếu TLTN và giấy nháp; Phát phiếu TLTN, giấy nháp và hướng dẫn thí sinh điền vào các mục trên phiếu TLTN, giấy nháp.
7h25-7h30:
- Cho thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đựng đề thi, sự phù hợp môn thi với lịch thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh; Cắt bì đựng đề thi của bài thi tổ hợp.
7h30-7h35:
- Bóc túi đựng đề thi môn Lịch sử và phát đề thi cho thí sinh theo sơ đồ thứ tự phát đề thi trắc nghiệm;
- Yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi và ghi mã đề thi vào phiếu TLTN.
7h35:
Bắt đầu tính giờ làm bài môn Lịch sử.
7h50:
Nộp đề thi thừa môn Lịch sử đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công.
8h10:
Nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài môn Lịch sử.
8h25:
- Hết giờ làm bài thi môn Lịch sử.
- CBCT thu đề thi môn Lịch sử, giấy nháp của thí sinh.
- Gọi thí sinh đang chờ vào dự thi môn thi Địa lí vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
- Cho thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đựng đề thi Địa lí, sự phù hợp môn thi với lịch thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh.
8h30-8h35:
- Bóc túi đựng đề thi môn Địa lí và phát đề thi cho thí sinh theo sơ đồ thứ tự phát đề thi trắc nghiệm;
- Yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi và sự phù hợp của mã đề thi đã nhận được.
8h35:
Bắt đầu tính giờ làm bài môn Địa lí.
8h50:
Nộp đề thi thừa môn Địa lí đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công.
9h10:
Nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài môn Địa lí.
9h25:
- Hết giờ làm bài thi môn Địa lí.
- CBCT thu đề thi môn Địa lí giấy nháp của thí sinh.
- Gọi thí sinh đang chờ vào dự thi môn thi Giáo dục công dân vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự thi.
- Cho thí sinh trong phòng thi chứng kiến tình trạng niêm phong của túi đựng đề thi môn Giáo dục công dân, sự phù hợp môn thi với lịch thi và lập biên bản xác nhận có chữ ký của 2 thí sinh.
9h30-9h35:
- Bóc túi đựng đề thi môn Giáo dục công dân và phát đề thi cho thí sinh theo sơ đồ thứ tự phát đề thi trắc nghiệm;
- Yêu cầu thí sinh kiểm tra tình trạng đề thi và sự phù hợp của mã đề thi đã nhận được.
9h35:
Bắt đầu tính giờ làm bài môn Giáo dục công dân.
9h50:
Nộp đề thi thừa môn Giáo dục công dân đã được niêm phong cho người được Trưởng Điểm thi phân công.
10h10:
Nhắc thí sinh còn 15 phút làm bài môn Giáo dục công dân.
10h25:
- Hết giờ làm bài thi. CBCT thu Phiếu TLTN của thí sinh; yêu cầu thí sinh ký vào 2 Phiếu thu bài thi (ghi rõ mã đề thi).
Thảo Nhi
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất