02/10/2015 14:54 GMT+7 | Di sản
(lienminhbng.org) - 232 hiện vật thuộc sở hữu của các hậu duệ hoàng gia Pháp vừa được hãng Sotheby’s đấu giá ở Paris.
Như vậy, Cuộc đấu giá của Sotheby’s khép lại chương cuối cùng trong cuộc tranh chấp về quyền thừa kế, xảy ra ngay sau cái chết của Thái tử Henri Philippe Marie d'Orléans (1908-1999), chắt của Louis Philippe d'Orleans - vị vua cuối cùng của nước Pháp.
Tài sản của Thái tử Henri Philippe Marie d'Orléans được Sotheby's đấu giá ở Paris. Ảnh: France 24
Trong số các kỷ vật này có nhiều bức tranh, bộ đồ ăn, đồ nội thất và bàn vẽ của trẻ con. Qua đây, công chúng có thể hiểu thêm được về cuộc sống thường nhật của một triều đại từng cai trị nước Pháp trong gần 1.000 năm.
Sotheby's đã thu 4 triệu euro (4,4 triệu USD) từ cuộc đấu giá này.
Bức chân dung Vua Pháp Henri IV
Hàng chục năm trước khi qua đời, Henri Philippe d'Orléans ghẻ lạnh với các con mình vì nhiều lý do khác nhau. Ông đã tước quyền thừa kế của 9 trong số 11 người con và tới đầu năm 1976 thì quyết định để lại các tài sản có giá trị cho Tổ chức Saint-Louis, đơn vị chuyên bảo tồn lịch sử Pháp.
Henri từng tuyên bố một cách cay nghiệt với các con: “Ta sẽ không để lại bất cứ thứ gì ngoài lòng thù hận và nước mắt.”
Ghế sofa bằng gỗ sơn mạ vàng của Vua Louis XVI
Sau một thời gian dài tranh chấp, các con của Henri đã giành lại được quyền thừa kế từ tổ chức Saint-Louis. Tuy nhiên việc họ thực hiện cuộc đấu giá trên đã khiến công chúng lo lắng về số phận của một số di sản lịch sử quan trọng nhất nước Pháp.
Bức chân dung Nữ công tước Orleans
"Những kỷ vật này đáng lẽ phải được trao cho một tổ chức để gìn giữ an toàn, bởi chúng là một phần lịch sử của nước Pháp" - một viên giám đốc 40 tuổi tên Francis chia sẻ với France24 - "Thật đáng tiếc khi nhìn thấy những di sản như chiếc dây chuyền Ordre du Saint-Esprit rơi vào tay một ai đó”.
Bồ đồ ăn sáng bằng sứ có niên đại từ năm 1840
Song không phải tất cả các di sản trong cuộc đấu giá này đều sẽ có tương lai “mịt mù” như nhiều người lo lắng. Bộ Văn hóa Pháp đã chỉ định rõ 3 di sản là “tài sản quốc gia”, nhằm cản mọi ý định đưa chúng ra khỏi nước Pháp, gồm cuốn sổ kế toán của Lâu đài Amboise, bức chân dung Vua Louis XIII được Philippe de Champaigne vẽ từ thế kỷ 17 và bức chân dung Nữ công tước Orleans do danh họa Pháp Elisabeth Louise Vigee Le Brun vẽ. 2 bức chân dung này đã được Ngân hàng Pháp mua trước và sẽ vẫn nằm trong tay người Pháp.
Tuấn Vĩ
Theo France 24
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất