19/11/2021 21:25 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) liên tục cập nhật những thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh Covid-19 trong nước. Mời quý vị độc giả chú ý theo dõi.
Xem thêm các thông tin về dịch bệnh Covid-19 TẠI ĐÂY
Tiếp tục cập nhật
Cả nước ghi nhận 9.617 ca mắc COVID-19, có gần 5.000 ca cộng đồng
Bộ Y tế cho biết, từ 16 giờ ngày 18/11 đến 16 giờ ngày 19/11, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 9.625 ca mắc mới, trong đó 8 ca nhập cảnh và 9.617 ca ghi nhận trong nước (giảm 592 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố; có 4.995 ca trong cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Thành phố Hồ Chí Minh (1.339 ca), Bình Dương (661 ca), Tây Ninh (599 ca), Đồng Nai (578 ca), Đồng Tháp (509 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (444 ca), Bạc Liêu (425 ca), Tiền Giang (382 ca), Sóc Trăng (376 ca), Bình Thuận (370 ca), An Giang (365 ca), Kiên Giang (307 ca), Vĩnh Long (303 ca), Hà Nội (287 ca), Cà Mau (270 ca), Cần Thơ (247 ca), Trà Vinh (194 ca), Bình Phước (183 ca), Bến Tre (162 ca), Khánh Hòa (154 ca), Hậu Giang (123 ca), Long An (112 ca), Nghệ An (100 ca), Thái Bình (99 ca), Hà Giang (83 ca), Thừa Thiên Huế (82 ca), Lâm Đồng (80 ca), Bắc Ninh (75 ca), Quảng Nam (62 ca), Bình Định (60 ca), Nam Định (53 ca), Quảng Ninh (49 ca), Thanh Hóa (45 ca), Gia Lai (44 ca), Quảng Ngãi (41 ca), Ninh Thuận (39 ca), Đắk Nông (37 ca), Vĩnh Phúc (32 ca), Quảng Trị (30 ca), Tuyên Quang (29 ca), Đà Nẵng (26 ca), Phú Thọ (23 ca), Bắc Giang (22 ca), Hải Dương (20 ca), Điện Biên (17 ca), Quảng Bình (16 ca), Hà Nam (13 ca), Phú Yên (11 ca), Hưng Yên (8 ca), Ninh Bình, Lạng Sơn (mỗi địa phương 6 ca), Yên Bái (5 ca), Hòa Bình, Thái Nguyên, Cao Bằng (mỗi địa phương 4 ca), Bắc Kạn, Hải Phòng (mỗi địa phương 1 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Thành phố Hồ Chí Minh (270 ca), Tiền Giang (240 ca), Hà Giang (152 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Cần Thơ (117 ca), Cà Mau (112 ca), Bạc Liêu (111 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 9.218 ca/ngày.
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 1.075.094 ca mắc, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.909 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc mới ghi nhận trong nước là 1.070.011 ca, trong đó có 880.747 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (454.061 ca), Bình Dương (246.668 ca), Đồng Nai (81.067 ca), Long An (37.119 ca), Tiền Giang (23.481 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 1.971 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 883.564 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.596 ca, trong đó thở ô xy qua mặt nạ: 3.116 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 930 ca, Thở máy không xâm lấn: 115 ca; Thở máy xâm lấn: 426 ca; ECMO: 9 ca.
Ngày 19/11 ghi nhận 102 ca tử vong, trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh (55 ca), Đồng Nai, Tiền Giang (mỗi địa phương 12 ca), Bình Dương (5 ca), Bạc Liêu (4 ca), Tây Ninh, Bình Thuận, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ (mỗi địa phương 2 ca), Bình Định, Lâm Đồng, Bình Phước, Long An (mỗi địa phương 1 ca).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 93 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.578 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ.
So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Trong 24 giờ qua, ccar nước đã thực hiện 137.677 xét nghiệm cho 280.046 lượt người; từ 27/4/2021 đến nay đã xét nghiệm 24.701.024 mẫu cho 65.475.964 lượt người.
Trong ngày 18/11 có 1.324.442 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 104.758.269 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.109.343 liều, tiêm mũi 2 là 38.648.926 liều.
Hà Nội thêm 275 ca dương tính, có 104 ca cộng đồng
Sở Y tế Hà Nội tối 19/11 thông báo vừa ghi nhận 275 ca COVID-19, trong đó có 104 ca cộng đồng, 135 ca trong khu cách ly và 36 ca khu phong tỏa.
Trong 275 ca mới phát hiện, có 153 ca đã tiêm đủ 2 mũi, 32 người tiêm mũi 1, có 60 người chưa tiêm vì là trẻ em, chưa đủ tuổi.
275 ca mới phát hiện tại 26/30 quận, huyện, trong đó quận Nam Từ Liêm có 35 ca, Gia Lâm có 22 ca, Đống Đa có 20 ca, Thanh Trì có 19 ca...
Phân bố 104 ca cộng đồng theo chùm: Sàng lọc ho, sốt (44), Chùm F1 các trường hợp sàng lọc ho sốt (43), ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (8), Liên quan các tỉnh có dịch (5), ổ dịch Yên Nội, Đồng Quang - Quốc Oai (1), ổ dịch Thôn Mới, Tốt Động - Chương Mỹ (1), ổ dịch liên quan các tỉnh có dịch (thứ phát 1), ổ dịch đường Trần Duy Hưng (1).
Phân bố 104 ca cộng đồng theo 22 quận, huyện: Nam từ Liêm (21), Đống Đa (14), Thanh Trì (12), Hoài Đức (7), Long Biên (6), Hai Bà Trưng (6), Hoàng Mai (5), Cầu Giấy (5), Đông Anh (5), Ba Đình (4), Bắc Từ Liêm (3), Mỹ Đức (2), Mê Linh (2), Chương Mỹ (2), Hà Đông (2), Gia Lâm (2), Thanh Xuân (1), Thanh Trì (1), Phúc Thọ (1), Sóc Sơn (1), Thường Tín (1), Hoàn Kiếm (1).
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 7.291 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.646 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 4.645 ca.
Khoanh vùng ổ dịch tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Thanh Hóa)
Ngày 19/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) đã tổ chức hội nghị bàn biện pháp phòng, chống dịch sau khi xuất hiện các ca F0 là học sinh tại Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (phường Lam Sơn).
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hóa nhận định, đây là điểm dịch phức tạp, có tốc độ lây lan nhanh, nguy cơ lây lan bùng phát dịch bệnh trên diện rộng là rất lớn. Để kịp thời ngăn chặn, kiểm soát không để dịch bệnh lây lan trong trường cũng như trên địa bàn thành phố, Ban Chỉ đạo yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các phường, xã khẩn trương rà soát, áp dụng biện pháp cách ly tại nhà đối với phụ huynh học sinh các lớp 5A, 5C, 5D của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám đang cư trú trên địa bàn các phường, xã theo quy định. Ban Giám hiệu Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám phải khẩn trương và soát, cung cấp danh sách cụ thể họ tên, địa chỉ, số điện thoại của gia đình phụ huynh học sinh các lớp 5A, 5C, 5D cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp.
UBND thành phố Thanh Hóa cũng chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám khẩn trương rà soát, truy vết các trường hợp F0, F1 là học sinh, giáo viên của nhà trường đã từng tiếp xúc với người khác thông qua hoạt động dạy thêm, học thêm, hoạt động văn hóa, thể thao... trên cơ sở đó tổng hợp danh sách báo cáo Ban Chỉ đạo thành phố và Trung tâm Y tế thành phố để đánh giá nguy cơ và có biện pháp chỉ đạo phù hợp.
Thành phố Thanh Hóa sẽ xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp đối với các nhóm nguy cơ cao gồm các trường hợp bán hàng và các hộ dân xung quanh Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám trước 18 giờ ngày 19/11; xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp đối với các hộ sinh sống xung quanh gia đình có 4 F0 là học sinh Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám ở trên địa bàn các phường Đông Hương, Đông Vệ, Lam Sơn...
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế thành phố Thanh Hóa, qua xét nghiệm RT-PCR vào tối 18/11 có 4 ca dương tính với SARS CoV-2 được phát hiện, đều là học sinh của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. Ngay sau đó, đã có 131 học sinh và giáo viên của trường này được đưa đi cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19.
Liên quan đến các ca bệnh, hiện tại, UBND thành phố Thanh Hóa đã quyết định phong tỏa tạm thời cụm dân cư trên đường Nguyễn Hữu Liêu (phường Đông Vệ); khu Đông Phát 2 (phường Đông Vệ); cụm dân cư đường Ngô Từ (phường Lam Sơn); cụm dân cư đường Nguyễn Tĩnh (phường Đông Hương) để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Thêm nhiều ca mắc mới tại Quảng Bình, có trường hợp chưa rõ nguồn lây
Ngày 19/11, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình được biết, tính từ 6h ngày 18/11 đến 6h ngày 19/11, địa phương này ghi nhận thêm 25 ca nhiễm mới.
Theo đó, có 12 ca dương tính là người trở về từ vùng có dịch, 9 F1 của F0 trở về từ vùng dịch dương tính với SARS-CoV-2, 1 ca mắc mới được phát hiện tại khu cách ly cùng với đó phát hiện 1 trường hợp trong khu vực phong tỏa.
Đáng chú ý, có 2 trường hợp dương tính mới tại Cảnh Hóa (huyện Quảng Trạch) và thị xã Ba Đồn chưa xác định nguồn lây nhiễm.
Với 25 ca mắc mới, hiện tỉnh Quảng Bình đã ghi nhận tổng số 2. 306 trường hợp mắc COVID-19, với 2. 065 trường hợp đã khỏi bệnh.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Bình đã có văn bản về việc chỉ đạo đơn vị y tế ngoài công lập triển khai các hoạt động thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Theo đó, các cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn Quảng Bình sẽ cùng tham gia phòng, chống dịch COVID-19 khi được huy động, chuẩn bị sẵn sàng phương án hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị… cho phòng, chống dịch. Cùng với đó, tham gia công tác giám sát, phát hiện trường hợp mắc, nghi mắc COVID-19, tiêm chủng, cách ly và điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Quảng Bình cũng yêu cầu Sở Y tế xây dựng phương án huy động cơ sở y tế ngoài công lập trên địa bàn tỉnh tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19, phù hợp với năng lực chuyên môn, điều kiện của cơ sở y tế và tình hình thực tiễn tại địa phương.
Thông tin chậm đưa F0 đi điều trị do Hà Nội quá tải là không chính xác
Một số tờ báo mới đây đã phản ánh về trường hợp F0 chậm được đưa đi điều trị và một lãnh đạo phường nói rằng điều này là “do toàn thành phố quá tải”. Ngày 19/11, UBND quận Bắc Từ Liêm đã thông báo về kết quả xác minh, theo đó, thông tin trên là không chính xác.
Trước đó, chiều 18/11, sau khi có thông tin về việc lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1 phát ngôn trên báo chí không chính xác về công tác phòng, chống dịch, UBND quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình kiểm tra. Trước mắt, lãnh đạo UBND quận đã yêu cầu lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1 giải trình bằng văn bản toàn bộ nội dung trao đổi, phát ngôn trên báo. Căn cứ vào giải trình của lãnh đạo UBND phường Cổ Nhuế 1, UBND quận sẽ nghiêm túc xem xét giải quyết theo đúng quy định.
Về các ca F0 chậm được đưa đi điều trị do báo chí phản ánh, UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết, ngày 16/11, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch quận Bắc Từ Liêm nhận được thông báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội về 3 ca F0 (đã có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2) là N.T.N.; T.Q.H.; N.T.M. (cư trú ở phòng 712 CT1A Thành phố Giao Lưu thuộc phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận Bắc Từ Liêm đã chỉ đạo Trung tâm Y tế quận phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường Cổ Nhuế 1 tiến hành điều tra dịch tễ các ca F0.
Cụ thể, gia đình trên có 5 người gồm 4 người lớn và 1 trẻ nhỏ, trong đó có 3 ca F0 (bố, mẹ và bà) và 2 trường hợp F1 (ông T.Q.V. sinh năm 1958, cháu T.H.H. sinh năm 2015).
UBND quận Bắc Từ Liêm đã liên hệ với các bệnh viện để chuyển 3 ca F0 đi điều trị và được Bệnh viện Dã chiến Đền Lừ tiếp nhận. Sau đó UBND quận thông tin lại với gia đình chuẩn bị để đưa 3 trường hợp dương tính đi điều trị tại bệnh viện và yêu cầu 2 trường hợp F1 tự cách ly tại nhà chờ kết quả xét nghiệm.
Tuy nhiên, gia đình trên có ý kiến chỉ đi điều trị khi có cháu nhỏ đi cùng. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của quận chỉ đạo Trung tâm Y tế quận, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường Cổ Nhuế 1 và các đơn vị liên quan đã tuyên truyền, vận động, nhưng gia đình vẫn mong muốn cả nhà được đi điều trị cùng nhau trong khi cháu nhỏ và ông chưa được xác định dương tính.
Như vậy, nguyên nhân các ca F0 chậm được đưa đến bệnh viện là từ phía gia đình chứ không phải do các cơ sở điều trị đã quá tải.
Đến 19 giờ ngày 18/11, cả gia đình trên đã được Bệnh viện Dã chiến Đền Lừ tiếp nhận với điều kiện có bản cam kết tự nguyện cho cháu nhỏ đi điều trị cùng gia đình.
Điện Biên: Thêm 9 ca mắc COVID-19, một số bệnh nhân có yếu tố dịch tễ phức tạp
Sáng nay 19/11, trên địa bàn tỉnh Điện Biên ghi nhận thêm 9 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó nhiều bệnh nhân có yếu tố dịch tễ phức tạp.
Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Điện Biên, các bệnh nhân mới được phát hiện trong sáng nay ở tỉnh Điện Biên có mã số từ BN1067514 - BN1067522. Trong đó có: 4 bệnh nhân nhập cảnh từ Lào vào Việt Nam qua Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang ngày 17/11 và được cách ly tập trung tại Bệnh xá D40 ngay sau khi nhập cảnh; 4 bệnh nhân trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ (3 người sống cùng một khu trọ); 1 bệnh nhân tại thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà.
Trong đó, bệnh nhân BN1067518 tại thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà có yếu tố dịch tễ khá phức tạp khi ngày 12/11/2021 có tiếp xúc với một đoàn khách vào quán ăn sáng.
Thông tin về đoàn khách gồm 12 người đi xe ô tô mang biển kiểm soát 29B-16087, đi từ Hà Nội đến bản Nậm Sin, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé để dự đám cưới. Qua xác minh cho thấy trước khi đi tỉnh Điện Biên, trên xe có 1 người đã tiếp xúc với 2 bệnh nhân COVID-19; sau khi trở về Hà Nội, đoàn khách đã có 6 người xác định mắc COVID-19.
Những ngày gần đây, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Điện Biên Phủ diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc mới. Tính từ đầu tháng 11 đến nay tỉnh Điện Biên ghi nhận 269 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó: Huyện Điện Biên 208 bệnh nhân ở 14 xã; huyện Tủa Chùa 2 bệnh nhân; Huyện Mường Nhé 16 bệnh nhân ở 2 xã; thành phố Điện Biên Phủ 36 bệnh nhân ở 10 xã phường; Huyện Mường Chà 1 bệnh nhân; 4 bệnh nhân nhập cảnh từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Nâng tổng số ca mắc trên địa bàn tỉnh tính từ ngày 5/2 đến 10h00 ngày 19/11 là 341 bệnh nhân; điều trị khỏi và xuất viện 103 bệnh nhân, đang điều trị 238 bệnh nhân.
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên địa bàn, lực lượng chức năng của tỉnh Điện Biên đang tiếp tục thần tốc triển khai các biện pháp phòng chống dịch, điều tra truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19. Trong đó tập trung lấy mẫu test nhanh cho các đối tượng, đặc biệt là các em học sinh.
Trong khi đó, UBND tỉnh đã có văn bản tăng cường phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn, trong đó yêu cầu TP. Điện Biên Phủ thực hiện phong tỏa chặt chẽ các nguồn lây, tổ chức truy vết không để bỏ lọt ca nhiễm, phấn đấu sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố.
Đồng thời, bố trí đầy đủ nhân lực, quản lý chặt chẽ các cơ sở cách ly và các khu vực phong tỏa, hạn chế tối đa việc lây nhiễm chéo trong các khu cách ly, khu phong tỏa. Chú trọng công tác xây dựng kế hoạch với các tình huống ứng phó với dịch bệnh, tránh lúng túng, bị động, thiếu trang thiết bị trong công tác phòng chống dịch.
Huyện miền núi ở Quảng Trị tiếp tục ghi nhận hàng chục ca dương tính
Sáng 19/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa ghi nhận thêm 30 trường hợp xét nghiệm RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, trong 30 ca này có 1 ca trở về từ TP.HCM, được phát hiện khi đang cách ly tại nhà.
29 trường hợp dương tính còn lại đều được phát hiện thông qua giám sát cộng đồng và có địa chỉ chủ yếu tại thị trấn KrôngKlang và xã Mò Ó (huyện Đakrông).
Trước đó, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại huyện Đakrông, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị đã có công văn về việc nâng cấp độ kiểm soát dịch COVID-19 đối với người trở về từ địa phương này.
Theo đó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cơ quan, đơn vị và UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường rà soát tất cả người trở về hoặc đến từ thị trấn KrôngKlang và xã Mò Ó (huyện Đakrông) kể từ ngày 13/11.
Cụ thể, yêu cầu phải khai báo y tế tại cơ sở y tế nơi gần nhất (Trạm Y tế hoặc Trung tâm Y tế); cách ly tại nhà 14 ngày kể từ ngày trở về địa phương; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR ngày đầu tiên, ngày thứ 7 và ngày thứ 13 (mẫu gộp).
Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng nghi ngờ như sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người - mệt mỏi - ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác phải báo cơ quan y tế để được tư vấn và tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
Các trường hợp di chuyển giữa thị trấn Krông Klang, xã Mò Ó thuộc huyện Đakrông và các địa phương trong thời gian ngắn ngày thì thực hiện xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 với tần suất 3 ngày/ lần.
Hà Tĩnh có 18 ca mắc, trong đó 3 ca cộng đồng
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ 18h ngày 17/11 đến 18h ngày 18/11, có thêm 18 ca mắc COVID-19, trong đó 3 ca cộng đồng.
Các ca mắc mới được phát hiện tại địa bàn: huyện Đức Thọ (4 ca), huyện Nghi Xuân (2 ca), thị xã Hồng Lĩnh (3 ca), huyện Can Lộc (1 ca), huyện Kỳ Anh (7 ca) và huyện Hương Sơn (1 ca).
3 ca mắc trong cộng đồng là người của nhà xe Nguyễn Hoàng, có BKS 38F-00020, đều về từ tỉnh Bình Dương và đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19. Ngày 17/11, xe chạy về đến xã Kỳ Nam - thị xã Kỳ Anh, N.V.H xuống khai báo y tế, sau đó cả 3 người tiếp tục chạy xe trả khách ở Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc và Hương Sơn.
Đến khoảng 16h cùng ngày, cả 3 người vào Trung tâm Y tế thị xã Hồng Lĩnh làm xét nghiệm test nhanh COVID-19, có kết quả dương tính. Sau đó được lấy mẫu gửi CDC Hà Tĩnh làm xét nghiệm RT-PCR và đến sáng ngày 18/11 có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Ngay sau khi phát hiện các ca bệnh, CDC Hà Tĩnh đã phối hợp với lực lượng chức năng địa phương tiến hành điều tra truy vết các trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh, đồng thời triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và làm các thủ tục cần thiết để đưa các bệnh nhân đi cách ly, điều trị.
Như vậy, từ 4/11/2021 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 253 ca mắc COVID-19, trong đó có 68 ca cộng đồng, 45 ca trong các khu vực phong tỏa, còn lại đều đã được cách ly.
Gần 4.500 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị; TP.HCM chuẩn bị cho tình huống F0 tăng trở lại
Đến nay, Việt Nam đã chữa khỏi hơn 881.500 bệnh nhân COVID-19, trong số các ca đang điều trị hiện còn gần 4.500 trường hợp nặng; TP HCM chuẩn bị cho tình huống F0 tăng trở lại; Bình Dương đẩy nhanh tiến độ, mở rộng sử dụng thuốc Molnupiravir cho F0 điều trị tại nhà...
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.065.469 ca mắc COVID-19, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.812 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.060.394 ca, trong đó có 878.776 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (452.722), Bình Dương (246.007), Đồng Nai (80.489), Long An (37.007), Tiền Giang (23.099).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 881.593
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.489 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.061; Thở ô xy dòng cao HFNC: 880; Thở máy không xâm lấn: 124; Thở máy xâm lấn: 410; ECMO: 14
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 90 ca.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 23.476 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 24.563.347 mẫu cho 65.195.918 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 103.573.065 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 65.772.961 liều, tiêm mũi 2 là 37.800.104 liều
Thanh Hóa cách ly tập trung 131 học sinh và giáo viên tiểu học do có học sinh mắc COVID-19
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hóa cho biết, ngay sau khi ghi nhận mắc COVID-19 tại trường Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (phường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hóa), tối 18/11, 131 học sinh và giáo viên tiểu học của trường này đã được đưa đi cách ly tập trung để phòng, chống dịch COVID-19.
Ca bệnh sinh năm 2011, là học sinh lớp 5C Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. Trước đó học sinh nghỉ ở nhà do sốt, ho, được xét nghiệm test nhanh sàng lọc ho kết quả dương tính, sau đó được lấy mẫu để làm xét nghiệm RT-PCR và cho kết quả dương tính trong tối 18/11. Hiện trường hợp F0 này đã được đưa đi cách ly, điều trị tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 tỉnh và có phụ huynh tình nghiệm đi cùng để chăm con.
Ngay trong chiều và tối 18/11, lực lượng chức năng đã tổ chức test nhanh kháng nguyên cho toàn bộ giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. Qua test nhanh đã phát hiện thêm 3 trường hợp dương tính, hiện đang chờ kết quả xét nghiệm RT-PCR. Đồng thời lấy mẫu gộp xét nghiệm RT-PCR cho 50% giáo viên và học sinh nhà trường.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Thanh Hóa yêu cầu, từ ngày 19/11, trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám tạm thời dừng việc dạy và học để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Toàn bộ giáo viên, học sinh và những người có liên quan sẽ được tiến hành xét nghiệm 2 lần để đánh giá nguy cơ và triển khai các biện pháp phòng dịch tiếp theo.
Liên quan đến ca dương tính nói trên, cũng trong tối 18/11, UBND Thành phố Thanh Hóa đã tiến hành phong tỏa tạm thời cụm dân cư đường Nguyễn Hữu Liêu, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Lần thứ 2 trong 1 tuần, Nghệ An ghi nhận 100 ca mắc trong 24 giờ
Chiều 18/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 06h00 đến 18h00 ngày 18/11), Nghệ An ghi nhận 66 ca mắc mới. Trong đó, có 13 ca cộng đồng (thị xã Hoàng Mai: 10 ca, TP Vinh, Quỳ Hợp, Thái Hòa: 1 ca), 53 ca đã được cách ly từ trước (42 ca là F1, 11 ca từ các tỉnh miền Nam về, 01 ca là lái xe đường dài).
Đáng chú ý, trong 10 ca cộng đồng ở thị xã Hoàng Mai có nhiều người làm nghề bán cá ở bến cá xã Quỳnh Lập. 1 ca là vợ của BN từ phía Nam về được công bố vào sáng cùng ngày.
3 ca còn lại ngoài cộng đồng ở TP Vinh, Quỳ Hợp, thị xã Thái Hòa đều có triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi. Các BN này đều đến các trung tâm y tế test nhanh cho kết quả dương tính.
Như vậy, trong 24 giờ qua, Nghệ An ghi nhận 100 ca mắc. Đây là lần thứ 2, trong vòng 1 tuần Nghệ An ghi nhận 100 ca mắc trong 24 giờ. Trước đó, ngày 12/11, địa bàn cũng ghi nhận số ca mắc tương tự.
Lũy tích từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 3.412 ca mắc COVID-19 ở 21 địa phương. Số BN điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 2.643, số BN tử vong: 25. Số BN hiện đang điều trị: 744 người.
Tổng số công dân từ các tỉnh phía Nam về từ ngày 1/10 đến nay là 37.373, phát hiện 605 ca dương tính (501 ca nhiễm mới, 4 ca tái dương tính).
PV/TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất