13/12/2016 06:44 GMT+7
(lienminhbng.org) - Mỗi năm, Việt Nam oằn mình hứng chịu hàng chục trận bão lớn nhỏ. Những cơn bão từ biển rất lớn với đường đi đôi khi khó lường. Thậm chí chỉ hoàn lưu bão thôi cũng đủ gây thiệt hại nặng nề.
Như nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết: “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên/ Cơn bão chưa nguôi trong tâm hồn biết bao người”. Mỗi cơn bão đi qua, dù chủ động với các phương châm kiểu 4 tại chỗ vẫn để lại những thiệt hại nặng nề về người và của.
Những ngày này, Nam Trung Bộ hiện vẫn đang chịu ảnh hưởng của bão lũ. Dải đất duyên hải vòng cung, ôm trọn Tây Nguyên về hướng biển Đông, vốn được mệnh danh là miền sa mạc khô cằn khắc nghiệt nhất nước, chiều ngang hẹp, mỏng.
Nước lũ lên nhanh gây ngập úng tại Quảng Bình. Ảnh: TTXVN
Nơi đây có hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bờ biển nhiều đoạn khúc khuỷu và sâu. Phía trên là các hồ thủy điện, những túi nước khổng lồ, phía dưới là các cảng ăn sâu vào dải đất. Địa hình ấy có thể hình dung như một bãi tràn để nước thoát ra biển khi mưa bão lớn xảy ra.
Nam Trung Bộ những ngày cuối năm nhắc chúng ta phải nhớ câu “lá lành đùm lá rách” trong những cơn hoạn nạn cuối cùng, khi sức người đã mỏi. Cơn bão Linda thảm khốc cách đây 20 năm, hình thành tháng 11 năm 1997 trên biển Đông và hoành hoành hàng chục ngày trời. Nó phá hủy một phần bờ biển từ Bình Thuận đến Cà Mau.
Hàng nghìn người chết và mất tích. Rất nhiều ngư dân miền Trung, miền Nam đã bỏ mạng. Hàng trăm nghìn ngôi nhà bị tàn phá. Rất nhiều ngư dân đi biển đã không trở về, sau cơn bão ấy.
Và còn đó rất nhiều những nỗi đau cuối mùa bão này cần chúng ta đưa tay chia sẻ. 2 đợt mưa lớn giữa tháng 10 và đầu tháng 11 khiến 65 người chết, mất tích và cuốn trôi hơn 7.200 tỉ đồng. Mới ngày 11 tháng 12, Chi cục Phòng chống thiên tai miền Trung - Tây Nguyên thông báo, có 12 người ở Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa chết, 4 ngư dân mất tích trên biển và 5 người bị thương trong đợt mưa lũ mới nhất đang diễn ra.
Đáng lo, vài ngày tới, do áp thấp nhiệt đới và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có mưa to, riêng Quảng Nam đến Phú Yên có mưa rất to, trên các sông thuộc khu vực này có thể xuất hiện lũ, lũ quét, sạt lở đất.
***
Có thể, cuối mùa mưa bão, chúng ta đã quá quen với nỗi đau. Khi những cơn bão số 1, số 2 kéo đến tận số 9 với những ảnh hưởng nặng nề với hàng trăm người chết và mất tích, hàng chục nghìn tỷ với bao nhiêu công trình đường sá, nhà cửa, bao nhiêu mồ hôi, công sức của đồng bào bỗng chốc bị cuốn trôi. Bao nhiêu con người bỗng dưng lâm cảnh trắng tay, mất đi người thân.
Rõ ràng, chúng ta có thể đã mệt mỏi. Những cơn bão lũ liên tiếp đã bào mòn sự quan tâm, sức lực và cả đóng góp của người dân và dư luận. Và cũng có thể hiểu rằng, rõ ràng nhiều người đã đóng góp, đã có thể an lòng thanh thản yên tâm rằng mình không ngoảnh mặt với đồng bào trong cơn hoạn nạn trước đó.
Nhưng chúng ta vẫn còn rất nhiều đồng bào khác, vẫn còn đó những đợt thiên tai nặng nề hơn thế đang đổ bộ vào đất nước, không chỉ là miền Bắc mà cả miền Trung, miền Nam.
Trong cuộc chiến chống thiên tai, chúng ta không thể đầu hàng sớm. Chỉ mong trong những ngày cuối năm với bộn bề công việc, mỗi người hãy cùng chung tay đóng góp chia sẻ với đồng bào Nam Trung bộ, như đã sẻ chia với Hà Tĩnh, Quảng Bình... trước đó.
Nguyễn Gia
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất