Chào tuần mới: Cách bày tỏ ước mơ

29/07/2019 06:53 GMT+7

(lienminhbng.org) - Không rõ, việc thả bóng bay lên trời để bày tỏ ước mơ của mình bắt nguồn từ đâu. Chỉ biết, hình ảnh ấy khá phổ biến và chúng ta cũng thường bắt gặp ở nhiều tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Chắp cánh ước mơ

Chắp cánh ước mơ

Có một cậu bé lớn lên trong trại mồ côi luôn mơ ước được bay như chim trên trời. Cậu quả tình không hiểu tại sao những con vật ở Thảo cầm viên lại bay được.

Cách đó cũng rất đẹp, rất nên thơ. Ít ra là chúng ta vẫn suy nghĩ như thế, cho đến khi đọc bức “tâm thư” của một cô bé lớp 6, đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng.

Có thể các trường sẽ đồng tình hoặc chưa đồng tình ngay với việc không thả bóng bay trong ngày khai giảng như đề xuất của em, nhưng rõ ràng, chúng ta có nhiều cách để bày tỏ ước mơ thay vì thả bóng bay, và cách bày tỏ nào cũng rất cần được lắng nghe, nhất là cách bày tỏ của lớp trẻ…

Với Nguyệt Linh, tên cô học trò lớp 6, thì “…khi thả bóng bay lên thì các chú chim hoặc các động vật khác khi nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú rùa biển và các loài sinh vật biển khác được biết là đã bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn tới cái chết…”.

Bởi thế, trong lá thư của mình, Linh nói rằng muốn gửi thông điệp: Thả bóng bay lên trời: bay cao ước mơ của các học sinh - giết ước mơ của bao chú chim và rùa biển”.

Chú thích ảnh
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Và cô bé đã mày mò tìm địa chỉ email của hiệu trưởng các trường tại Hà Nội và gửi thư tới 40 địa chỉ khác nhau, với lời đề nghị: dừng (hoặc hạn chế số lượng) thả bóng bay trong ngày khai giảng.

Một thông điệp đơn giản nhưng rất đáng phải suy nghĩ và hành động.

Với thế hệ chúng tôi ngày trước, bóng bay là thứ đồ chơi bọn trẻ con rất thích nhất là vào dịp lễ tết. Vậy nhưng, từ lá thư của Linh, tôi tìm đọc thêm thông tin về bong bay trên mạng internet và… giật mình.

Như những gì được cung cấp, quả thật, khi lên tới độ cao nhất định, bóng bay sẽ vỡ, rơi xuống và được cho là gây ô nhiễm môi trường ở các mức độ khác nhau. Mặc dù bóng bay được sử dụng nhiều nhất vẫn là bóng bay cao su vì khả năng phân hủy sinh học, nhưng nó cũng phải mất ít nhất 4 tuần trong môi trường bình thường và khoảng 6 tháng trong môi trường nước để hoàn thành chu trình này.

***

Còn hơn một tháng nữa mới hết kỳ nghỉ hè của học sinh, thế nhưng nhiều trường học tại các tỉnh thành trong cả nước đã công bố lịch tựu trường năm học 2019-2020. Theo đó, ngày tựu trường của tất cả các cấp học, ngành học sớm nhất vào ngày 1/8/2019, muộn nhất vào ngày 23/8/2019.

Và trong bối cảnh ấy, bức thư của Nguyệt Linh có sức truyền cảm hứng mạnh mẽ, bởi ô nhiễm môi trường đang là vấn nạn hàng đầu của hành tinh. Còn tại Việt Nam cuộc chiến với rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa đang ở giai đoạn cao trào.Và vì thế bài học đầu tiên trong ngày khai trường rất nên là bài học về chống rác thải, ô nhiễm môi trường qua nhận thức và hành động cụ thể: không hoặc rất hạn chế thả bóng bay.

Rất vui là cho đến giờ này, ít nhất đã có một số trường gửi thư phúc đáp tới Linh. Đặc biệt thầy Hiệu trưởng ngôi trường em đang theo học ngoài việc khen ngợi thì cũng đưa ra lời hứa sẽ thực hiện nguyện vọng của em và kêu gọi các trường khác cùng hưởng ứng hành động này.

Bức thư của em cũng như lá thư phúc đáp của thầy Hiệu trưởng là bài học cụ thể cho việc giáo dục học sinh cách thức đối thoại, trao đổi thông tin về các vấn đề xã hội trong nhà trường một cách cởi mở, văn hóa, nó thể hiện được sự tôn trọng (của em Linh gửi cho các trường) cũng như sự cầu thị của các nhà quản lý (phúc đáp của thầy Hiệu trưởng).

Đó là một câu chuyện đẹp trước ngày khai giảng.

Quốc Khánh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm