Chào tuần mới: Khơi dậy 'văn hóa đọc'

13/07/2020 07:00 GMT+7

(lienminhbng.org) - Vậy là một "mùa Hè rực rỡ" đã đến với các em học sinh, và vì nó rất ngắn ngủi (chỉ khoảng 1,5 tháng) nên ai cũng muốn phải làm sao cho nó thật ý nghĩa, để "bù đắp" cho một năm học vất vả vì Covid-19.

Văn hóa đọc: 'Dẫn dắt đứa trẻ đến với sách không khó'

Văn hóa đọc: 'Dẫn dắt đứa trẻ đến với sách không khó'

Trong khi nhiều ý kiến cho rằng văn hóa đọc đang thực sự đi xuống, trong khi nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi con em mình không mấy mặn mà với sách giữa bạt ngàn các hình thức vui chơi giải trí… thì tiến sĩ giáo dục, dịch giả, nhà thơ Thụy Anh khẳng định: “Dẫn dắt đứa trẻ đến với sách không hề khó”.

Nhưng một điều mà ai cũng nhận thấy và lo lắng, đó là trong xu thế hội nhập toàn cầu, giới trẻ bây giờ thích chơi game hay sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh hơn là đọc sách.

Đã có rất nhiều các hội thảo, những cuộc thi sáng tác dành cho các em học sinh được phát động, tổ chức mà mục đích chính nhằm phát triển, lan tỏa mạnh mẽ văn hóa đọc sách trong cộng đồng.

Ở đây tôi muốn nhắc đến Đại sứ Văn hóa đọc 2020, một cuộc thi nằm trong kế hoạch triển khai Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Bộ VH,TT&DL tổ chức. Vòng sơ khảo (đến ngày 15/7/2020) sẽ lựa chọn ra các bài dự thi xuất sắc nhất vào vòng Chung kết (từ ngày 20/7/2020 đến đầu tháng 9/2020).

Đọc nội dung của các đề thi, tôi thấy có 2 nội dung chính. Phần 1 yêu cầu thí sinh chia sẻ về một cuốn sách yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của bạn. Hoặc là sáng tác một tác phẩm (câu chuyện hoặc một bài thơ) nhằm khích lệ mọi người đọc sách (khuyến khích thí sinh vẽ tranh minh họa). Phần 2 yêu cầu thí sinh trình bày các kế hoạch hành động cụ thể nếu như được chọn là “Đại sứ Văn hóa đọc”.

Chú thích ảnh
Nguồn: Internet

Một cuốn sách yêu thích hay làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống đối với mỗi người chắc chắn là sẽ không giống nhau. Tôi nhớ cái thời niên thiếu của mình, rất nhiều các anh chị học trên tôi truyền tay nhau đọc cuốn Thép đã tôi thế đấy, kể cho nhau những việc làm của anh chàng Pavel Corsaghin.

Còn cá nhân tôi, khi ấy cực kỳ khoái chí khi đọc về nhà bác học Thomas Edison. Khoái chí vì phát hiện được sự say mê khoa học của ông bắt nguồn từ những quan sát cuộc sống hàng ngày, nào là chui vào chuồng xem gà đẻ, đặt ra những câu hỏi tại sao thế này, tại sao thế kia? Rồi trải nghiệm và lao vào nghiên cứu. Sau đấy, tôi còn tìm đọc thám tử Sherlock Holmes và học thêm những kỹ năng về quan sát, những điều sau này giúp ích cho tôi rất nhiều trong công việc.

Đối với các thí sinh tham dự cuộc thi này có lẽ cũng vậy. Nhưng chắc chắn để chia sẻ một cuốn sách nào đó thì việc đầu tiên là phải đọc đã, đọc hết rồi mới cảm nhận được cái hay, điều thú vị, từ đó mới đam mê. Muốn sáng tác hay khích lệ mọi người đọc sách thì cũng vậy thôi. Anh phải đọc nhiều, thấy hay thì mới chia sẻ cho nhiều bạn bè cùng tham khảo. Khi mà nhiều người cùng có thói quen này, văn hóa đọc chắc là sẽ phát triển. Đấy cũng là mục đích cuộc thi này. Rõ ràng là rất có ý nghĩa.

Và cũng mới đây thôi, Bộ GD&ĐT đã có chủ trương, từ năm học tới, kỳ nghỉ Hè của học sinh sẽ đủ 3 tháng, không bị “cắt xén”. Như thế tức là thời gian ở nhà đọc sách trong những ngày Hè của các em sẽ có rất nhiều. Vấn đề là người lớn cần tư vấn, hướng dẫn cho các em chọn lựa các đầu sách hay, đọc những tác phẩm thay đổi nhận thức cũng như tạo ra sự hứng thú.

Tôi cho rằng, rất cần thêm những cuộc thi như thế trong cộng đồng được tổ chức vào dịp nghỉ Hè. Qua đó khơi dậy tình yêu sách trong lứa tuổi học đường.

Quốc Thắng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm