Chuyện buồn trước ngày Quốc tế thiếu nhi

30/05/2017 07:27 GMT+7

(lienminhbng.org) - “Cô ơi! Em đã nhịn đói từ hôm qua đến nay rồi”. Đó là lời mở đầu trong lá đơn xin nghỉ học của Giàng Seo Sảng - học sinh lớp 1A, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) gửi đến cô giáo chủ nhiệm vào những buổi cuối cùng của năm học 2016 - 2017.

Chỉ một lời mở đầu như vậy là quá đủ cho câu chuyện. Bất luận hoàn cảnh nào, trong thời điểm này, thật đau lòng khi vẫn còn những trường hợp học sinh không thể đến lớp vì quá đói.

Câu chuyện của Giàng Seo Sảng làm chúng ta buồn, rất buồn, ở thời điểm chỉ còn vài hôm nữa là tới ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6.

Thậm chí, chuyện buồn ấy sẽ còn kéo dài nữa, khi kì nghỉ hè của các em cũng đã liền kề.

Chú thích ảnh
Lớp học ở miền núi

Bởi nghỉ hè, vấn đề của học sinh thành phố là vui chơi, là giải trí thế nào cho lành mạnh, là học thêm trường nào, cô nào để không hụt hơi so với chúng bạn.

Còn với trẻ em miền núi, đó là câu hỏi: làm gì để đỡ đần cho bố mẹ? Thậm chí, nhiều em phải đi làm mướn, hòng có thêm miếng ăn.

Cách đây hơn một tháng, một sáng đi tắm biển Mỹ Khê, Đà Nẵng, người viết vô tình bắt gặp một đoàn 42 em học sinh tiểu học dân tộc vùng cao Quảng Nam. Các em không biết bao giờ mới biết biển, biết phố, được ngồi ô tô, nếu không có một nhóm từ thiện đứng ra tổ chức. Ký ức tuổi thơ của các em chỉ là những tháng ngày đơn điệu, tẻ nhạt, đói khổ, lạc lõng ngay trên đất nước mình.

Hạnh phúc đến được với trẻ em vùng cao đoạn trường một cách chật vật như thế. Trường hợp như em Giàng Seo Sảng chỉ là thiểu số. Nếu có dịp đi lên Tây Bắc, hay dọc con đường Trường Sơn, chúng ta mới cảm nhận hết những thiếu hụt của học sinh vùng cao.

Chú thích ảnh
Mảnh đất nghèo khó

Để mọi người cảm nhận đầy đủ sự gian khó mà thầy cô lẫn học sinh vùng cao đã và đang phải đối diện, thì những câu chữ, hình ảnh trên các phương tiện truyền thông có lẽ là chưa đủ so với những trải nghiệm tai nghe, mắt thấy.

***

Người viết muốn kể một câu chuyện nhỏ, thực ra như món nợ ân tình với nhiều nhà hảo tâm, mà anh em CLB bóng đá phóng viên Đà Nẵng (JFC Danang- tập hợp nhiều phóng viên viên các cơ quan báo chí thường trú tại Đà Nẵng), đang đối diện.

Tháng 1/2017, một bài báo đã ghi lại bối cảnh một lớp học ở miền núi thuộc Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trà Dơn, huyện Nam Trà My, Quảng Nam. Lớp học có khoảng trên dưới chục học sinh, hầu hết đều ăn mặc sơ sài. Trước mặt các em, những trang sách rách nát, nhàu nhĩ được mở ra theo bài giảng của thầy giáo. Có em học sinh lớp 2 phải địu em 8 tháng trên lưng học bài. Những bức ảnh đó do thầy giáo Trần Văn Tuấn chụp và đăng trên facebook cá nhân.

JFC Danang đã quyết tâm vận động để xây môt ngôi trường mới, bàn ghế mới, phòng ở cho giáo viên, bếp ăn cho các em.Việc vận  động tiền dù khó nhưng xong sớm đến bất ngờ. Vấn đề còn lại là tiến độ làm trường.

Thiếu nhi làm gì vào ngày quốc tế thiếu nhi?

Thiếu nhi làm gì vào ngày quốc tế thiếu nhi?

Tôi hỏi thế vì xung quanh tôi, bọn trẻ con vẫn làm những việc như chúng thường làm vào những ngày không phải quốc tế thiếu nhi. Cha mẹ chúng cũng đối xử với chúng như những ngày không phải quốc tế thiếu nhi.

Vận chuyển vật liệu phải trải qua 6 tiếng đồng hồ đi đường núi cheo leo hiểm trở mới đến nơi. Bà con phải gùi từng tấm tôn, bao xi măng, từng thanh gỗ, chiếc cột, chiếc ghế, bàn. Thầy Tuấn bất đắc dĩ phải làm “ông chủ” giám sát công trình. Nghỉ hè, thay vì về đồng bằng với vợ con, thầy cũng phải ở lại. Thầy Vỹ (cán bộ phòng giáo dục huyện) phải bỏ hàng ngày công đi vận động bà con giúp sức. Cuối cùng, tìm được nhóm thợ chịu băng rừng vào thi công là nan giải nhất, vì tiền công không cao, lại quá vất vả.

Đấy là những lý do mà 4 tháng trời ngôi trường mới thi công.

Người viết không cố ý hướng câu chuyện để “đánh bóng” JFC Danang, chỉ muốn nhấn mạnh: không hề dễ dàng để những điều tốt đẹp đến được với các em học sinh lẫn đồng bào vùng cao.

Ngoài tấm lòng của các Mạnh Thường Quân, chúng ta cần tinh thần trách nhiệm, cần sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp. Bởi, các chiến dịch thiện nguyện tại vùng cao sẽ chỉ có hiệu quả khi được tổ chức một cách chính quy, bền bỉ dưới sự góp sức của toàn xã hội – thay vì đơn lẻ và nặng tính tự phát.

Hữu Quý
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm