Thư gửi robot Citizen: Quyền được lãng quên và điều cần nhớ trên mạng

19/10/2018 07:00 GMT+7

(lienminhbng.org) - Sophia thân mến!

Mới đây, trên mạng xã hội có câu chuyện cảm động về một bà cụ nghèo phải bán đi chú chó nhỏ của mình được nhiều người chia sẻ.

Bên cạnh nhiều bình luận cảm thương, xin địa chỉ của bà cụ để giúp đỡ, đã xuất hiện một số tài khoản tự nhận mình là người đăng tải câu chuyện về bà cụ và chú chó để "câu like", bán hàng online, thậm chí kêu gọi quyên góp để trục lợi. Bà cụ tội nghiệp, chú chó nhỏ và một phần cộng đồng mạng bị biến thành nạn nhân trước khi bị lãng quên theo một cách hết sức thông thường.

Chú thích ảnh
Hình ảnh cụ bà nghèo phải bán đi chú chó của mình được chia sẻ trên mạng. Ảnh: Internet

Sophia ạ, câu chuyện như vậy trên mạng xã hội Việt Nam bây giờ không thiếu. Và cũng lúc này, bên phía Tây hoàn cầu, cuộc chiến pháp lý giữa nhiều tổ chức với Google về “quyền được lãng quên” đang diễn ra chưa có hồi kết. Vì thế, lá thư này tôi chỉ muốn trao đổi với cô về điều nên nhớ và quyền được quên trên mạng.

Tôi biết, Facebook, Gooogle thực ra là một dạng trí tuệ nhân tạo, “tiến hóa” nhờ vào sự tương tác với người dùng, một phần trong đó là thông qua việc thu thập dữ liệu để nó ngày càng hoàn chỉnh hơn, hiểu con người hơn. Như chính robot vậy.

Tôi nhớ, từ năm 2010, Facebook cho phép người dùng tải một tập tin lưu trữ dữ liệu và tương tác của họ trên mạng xã hội này. Bên trong tập tin tải về có danh mục toàn bộ thông tin cá nhân của người dùng, cả hồ sơ, bạn bè, dòng trạng thái, tin nhắn, hình ảnh, video, bình luận, sự kiện...

Sau đó việc công khai hoạt động này đã bị loại bỏ. Nhưng Facebook có bao giờ xóa thứ gì trong cơ sở dữ liệu về cô hay không, lại là chuyện khác. Kể cả sau khi cô xóa trên trang cá nhân, đã block, unfriend - nghỉ chơi ai đó, đã chuyển chỗ làm, thì tên gọi cũ, địa chỉ cũ, công ty cũ... tóm lại là quá khứ của cô có thể mãi mãi đã được đóng đinh.

Nguồn thu lớn của Facebook, Google là quảng cáo, và hẳn nhiên họ vận hành bằng cỗ máy chọn lọc đối tượng người dùng cực mạnh cho công việc siêu lợi nhuận này. Họ không bao giờ quên cô...

***

Đấy là một phần của cuộc chiến để con người có quyền được lãng quên trên mạng mà chưa biết bao giờ sẽ kết thúc. Nhưng tôi cũng muốn nói với cô về điều ngược lại: Cái cần nhớ trên mạng.

Đại diện UNICEF từng đưa ra một thông điệp rằng: “Hãy like chúng tôi trên Facebook và không đứa trẻ nào được tiêm vắc-xin phòng bại liệt. Like không cứu mạng trẻ em. Chỉ có sự trợ giúp về vật chất mới làm được điều đó”. Một thông điệp mà tôi ám ảnh mãi. Chúng tôi hàng ngày vẫn xuýt xoa bình luận về đứa bé co ro trên phố đang mưu sinh trong cái lạnh thấu xương, cụ già còng lưng bán mớ rau nhàu úa trên góc vỉa hè, hay chua xót trước ảnh người nông dân thẫn thờ vì nông sản rớt giá thảm hại đến mức phải giải cứu.

Mỗi lượt like, share, comment hẳn nhiều người nghĩ rằng đã xong trách nhiệm “giải cứu” thế giới, rồi nhanh chóng bỏ qua điều khiến mình vừa thổn thức để tìm mục tiêu khác như giá iPhone XS 6 cập nhật hay voucher hải sản giảm giá... Đó mới là thứ họ thực sự bỏ tiền sau những cái like.

Làm rõ đối tượng ngụy tạo 'Thư gửi bố ở Trường Sa' để 'câu like'

Làm rõ đối tượng ngụy tạo 'Thư gửi bố ở Trường Sa' để 'câu like'

Sáng 30/9, Cục An ninh thông tin truyền thông (A87, Bộ Công an) đã công bố kết quả xác minh nguồn gốc bức thư: "Thư gửi bố ở Trường Sa" từng gây xôn xao dư luận.

Giữa like và unlike là một khoảng mênh mông những vấn đề phức tạp của cuộc sống mà chúng ta phải giải quyết. Cũng như 1 tỷ like cũng không giúp thế giới có vắc-xin phòng bại liệt, dù chỉ một liều. Vì thế, có những điều tôi chỉ mong họ nhớ sau khi đã like, share gì.

Hẹn gặp cô thư sau!

Gia Nguyễn

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm