04/10/2013 09:07 GMT+7
(lienminhbng.org) - 1. Trong khi công luận “dậy sóng” về cuốn sách của Huyền Chip người ta hầu như không thấy bóng dáng câu chữ hay phản biện nào từ đội ngũ nghiên cứu, phê bình trong lĩnh vực này. Thay vào đó là những ý kiến trái chiều không mang tính học thuật của các “chuyên gia chém gió”...
Ngày nay, người người viết sách, nhà nhà viết sách thì vấn đề phê bình văn học lại có vẻ như chùng xuống, thưa thớt hoặc phê bình không thực chất. Có những cuốn bạn đọc phải thốt lên; “chán không tả được”, nhưng vẫn được “bốc thơm”, được PR là “không thể thiếu trên kệ sách nhà bạn”!
Nhiều bài viết, bài phê bình, ý kiến trên báo chí hiện nay chỉ là bản copy từ thông cáo báo chí của... tác giả hoặc nhà xuất bản soạn sẵn... Nhiều người gọi đó là phê bình lấy lòng, lấy tiền và phê bình lấy được! Nó góp phần cho sự dễ dãi đi lên, nhưng lại kéo văn hóa đọc và niềm tin của công chúng vào sách vở (văn học nghệ thuật nói chung) đi xuống hoặc bị đánh lừa.
Bìa cuốn Xách ba lô lên và đi. |
Tuy nhiên, những ý kiến phê bình, phản biện nằm ngoài hoặc nhẹ yếu tố học thuật, nặng nề, áp đặt của bạn đọc, chủ yếu trên các trang cá nhân, vỉa hè cũng đã cho thấy văn hóa phê bình và tiếp nhận phê bình của một bộ phận bạn đọc đang… “có vấn đề”. Luồng ý kiến bênh vực không thuyết phục “chọi” lại luồng ý kiến chê bai, thậm chí là thóa mạ vô tình khiến bầu không khí tranh luận trở nên u ám.
Nhưng trong số công chúng tham gia vào vụ việc này, tôi chưa thấy bóng dáng của các học giả, các nhà nghiên cứu phê bình. Nó chẳng khác gì một trận bóng đá mà không có ai làm trọng tài trên sân!
3. “Cuộc chiến” quanh cuốn sách của Huyền Chip gợi liên tưởng tới sự việc quanh bài trả lời phỏng vấn báo chí của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 và cuộc “phản pháo” của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng ngày nào... Có thể hai sự việc khác nhau về bản chất nhưng giống nhau ở hiện tượng như tôi đã nói ở trên, đó là thiếu vắng các nhà phê bình.
Cho nên, cách giải quyết tốt nhất trong sự việc này, Huyền Chip hãy làm theo cách của Đàm Vĩnh Hưng. Không cần phải “xách ba lô lên và đi” (trốn) hay tiếp tục hiếu thắng vì một lý do nào đó, mà bằng một lời xin lỗi, nếu tự bản thân thấy mình đã không sòng phẳng khi nói vống lên về hành trình của mình.
Công chúng luôn rộng lượng, thậm chí nhiều người sẽ cảm ơn vì sự hối lỗi ấy sẽ làm trong sạch và lành mạnh trở lại môi trường văn hóa phê bình, phản biện mà như Huyền thấy đấy, đang rất hỗn loạn ở ta hiện nay!
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất