VIDEO: Những bài đờn ca tài tử hay nhất

05/12/2013 20:07 GMT+7 | Âm nhạc

(lienminhbng.org) - Cùng nghe lại một số bài Đờn ca tài tử hay nhất trong Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ vừa chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Baku, nước Cộng hoà Azerbaijan:

Đờn ca tài tử có 20 bài Tổ, tuy không phải người Đờn ca tài tử nào cũng thuộc đầy đủ hay khi hòa đàn cũng không bắt buộc phải chơi hết 20 bài, nhưng các nghệ sĩ đều phải biết tên các bài đó bao gồm:

6 bài Bắc: Tây Thi, Cổ bản, Lưu thuỷ trường, Phú lục chấn, Bình bán chấn, Xuân tình chấn hay Xuân tình điểu ngữ:



3 bài Nam: Nam xuân, Nam ai, Nam đảo hay đảo ngũ cung:



4 bài Oán: Tứ đại oán, Phụng cầu, Giang nam, Phụng hoàng:




7 bài lớn (có khi gọi là 7 bài hơi nhạc hoặc 7 bài cò): Xàng xê, Ngũ đối thượng, Ngũ đối hạ, Long đăng, Long ngâm, Tiểu khúc, Vạn giá.

Ngoài 20 bản Tổ, còn phát triển thêm 8 bài Ngự, 10 bài Liên hoàn cùng vô vàn dị bản của chúng và rất nhiều bản mới do các nhạc sư, nghệ sỹ tài năng sáng tác, trong số đó có nhiều bản còn được lưu truyền cho tới nay cùng hàng trăm bài ca gắn với di sản âm nhạc phong phú đó.

Ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, biết bao bài bản tài tử đã ra đời, khóc lên nỗi đau mất nước, cảnh mẹ mất con, vợ lìa chồng… như Văn Thiên Tường của ông Trần Văn Thọ:

Trước giải phóng, giới cổ nhạc miền Nam nổi danh bộ Tam hùng Năm Cơ- Văn Vĩ- Bảy Bá. Những năm 80, mới nổi lên cặp song tấu Văn Giỏi lục huyền cầm (guitare phím lõm) - Thanh Hải đàn tranh, tiếp khẳng định nghệ thuật đỉnh cao hòa tấu nhạc tài tử với bản hòa tấu Vọng Kim Lang. Thầy Văn Giỏi là người khiếm thị, được xem như "thần đàn". Anh Thanh Hải là người Hải Phòng, cũng là một danh cầm có hạng:




Cho tới nay, Đờn ca tài tử vẫn tồn tại ở các tỉnh Nam bộ như một nhu cầu tinh thần không thể thiếu của người dân. Nhiều bài bản của nó vẫn được truyền dạy ở các trường nghệ thuật, các lớp dạy tư của nghệ nhân, nghệ sỹ cả ba miền đất nước cũng như ở nước ngoài. Giới trẻ vẫn có những người theo học loại nghệ thuật tinh xảo này. Dẫu đã ngót trăm tuổi, nhạc sư danh tiếng Nguyễn Vĩnh Bảo vẫn tiếp tục tiếp nhận và trao truyền không mệt mỏi vốn cổ nhạc quý giá này cho học trò khắp bốn phương:




Từ lối sinh hoạt tri âm tri kỷ trong khuôn viên gia đình, chòm xóm, hoặc trên dòng nước lung linh bóng trăng, Đờn ca tài tử bước lên dưới ánh đèn lộng lẫy của sân khấu tân thời, sau đó nhanh chóng đổi mới cả về phương thức và hình thức trình diễn:



Hải Đông (Tổng hợp)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm