09/07/2015 10:31 GMT+7 | Trong nước
(lienminhbng.org) - Ngày 8/7, Chính phủ Đức đã quyết định siết chặt các quy định về xuất khẩu thiết bị quân sự bằng cách buộc các nhà sản xuất thiết bị giám sát phải nhận được sự phê chuẩn của chính phủ nước này trước khi bán sản phẩm của họ ra nước ngoài.
Đề xuất của Bộ trưởng Kinh tế Sigmar Gabriel vừa được nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel thông qua còn bao gồm cả những nguyên tắc nghiêm ngặt hơn đối với các nhà cung cấp dịch vụ liên quan thiết bị giám sát như các hệ thống nghe trộm. Theo Bộ trưởng Gabriel, những sự việc gần đây cho thấy việc sử dụng các công nghệ như nghe lén điện thoại cũng có thể dẫn tới hành vi vi phạm nhân quyền, giống việc sử dụng các loại vũ khí.
Bên cạnh
đó, ông nhấn mạnh những nguyên tắc hiện nay của Liên minh châu Âu (EU) trong lĩnh
vực này là "không đầy đủ" và Đức muốn trở thành quốc gia đi tiên
phong khi đưa ra đạo luật trên.
Không chỉ
quyết định siết chặt các quy định xuất khẩu thiết bị quân sự, Chính phủ Đức còn
nhất trí áp đặt kiểm soát các nước nhập khẩu mặt hàng này để ngăn chặn số vũ
khí sản xuất tại Đức được bán lại cho nước thứ ba đang xảy ra chiến tranh hoặc
bị coi là bất ổn.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), từ năm 2010-2014, Đức là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 4 thế giới, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc. Bên cạnh đó, báo cáo của Chính phủ Đức hồi tháng trước cho thấy mặc dù giá trị các hợp đồng cung cấp hệ thống vũ khí phòng thủ cho nước ngoài của Đức trong năm ngoái giảm xuống còn 3,97 tỷ euro (4,38 tỷ USD), giảm 1/3 so với năm 2013, nhưng kim ngạch xuất khẩu các vũ khí chiến tranh (tên lửa, trực thăng chiến đấu và xe tăng) từng được xác định là hạn chế hơn lại tăng gần gấp đôi lên 1,8 tỷ euro (1,98 tỷ USD) trong năm 2014.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất