04/06/2016 07:56 GMT+7 | Euro 2020
(lienminhbng.org)- Interpol châu Âu vừa giải mã được kế hoạch tấn công nhắm vào CĐV Anh và Nga ở EURO 2016 trong laptop của Salah Abdeslan, kẻ chủ mưu khủng bố đẫm máu ở Paris và Brussels cuối năm ngoái. Đây sẽ là thách thức lớn cho công tác an ninh của nước chủ nhà.
Nhưng còn những địa điểm nào nữa nằm trong danh sách mục tiêu khủng bố? Không ai biết, và điều tốt nhất mà nước Pháp có thể làm lúc này là ngăn ngừa mọi khả năng xấu nhất có thể xảy ra.
Đường phố
Tháng trước, chính phủ Pháp đã thông báo sẽ huy động gần 100 nghìn cảnh sát cùng quân đội và nhân viên an ninh để tham gia giữ gìn trật tự cho EURO 2016, giải đấu kéo dài suốt 1 tháng trên 10 SVĐ của đất nước hình lục lăng. “ Một sự kiện có một không hai như thế này cần phải có các biện pháp an ninh đặc biệt”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve quả quyết.
Cảnh sát kiểm soát an ninh trước cửa SVĐ
Kể từ vụ khủng bố ở Paris ở Paris hồi tháng 11/2015, các cơ quan thực thi pháp luật – phần nhiều trong số đó được trang bị vũ khí – sẽ được trao bổ sung quyền hạn trong tình trạng khẩn cấp để sẵn sàng ứng biến. Họ sẽ được phép quản thúc bất cứ nhân vật nào bị xem là “mối đe dọa cho an ninh và trật tự công cộng”. Bên cạnh đó, lực lượng an ninh còn thắt chặt đườn biên giới và được phép cấm tụ tập đông người nơi công cộng khi có nghi ngờ.
Tuy nhiên, việc tăng cường tình trạng khẩn cấp không nhận được sự đồng thuận, đặc biệt là những nhóm hoạt động về nhân quyền. Họ cho rằng những biện pháp này có thể bị lạm dụng, và quá hà khắc với những người Hồi giáo, vốn chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số 10 triệu khách du lịch sẽ đến nước Pháp dịp EURO này.
Đại bản doanh các đội bóng
Ngay từ lúc mở màn chiến dịch vòng loại EURO 2016, HLV Roy Hodgson đã bắt đầu tìm hiểu vị trí đặt bản doanh của đội tại nước Pháp. Nếu ý tưởng ấy được thực hiện vào thời điểm sau khi chính thức giành vé dự VCK, hẳn người Anh sẽ phải đợi sau vụ khủng bố đẫm máu tại Paris để đưa ra quyết định của mình về đại bản doanh.
Giám đốc điều hành FA Martin Glenn khẳng định sẽ làm tất cả để biến đại bản doanh của tuyển Anh tại Chantilly thành một pháo đài. Bên cạnh 17 nhân viên an ninh và 2 đặc vụ từ những lực lượng đặc biệt tinh nhuệ chuyên về chống khủng bố và giải cứu con tin (đó là số lượng được phân phối cho mỗi đội tại EURO 2016), người Anh còn mang theo những nhân viên an ninh giỏi nhất của mình. Sở dĩ họ phải cẩn thận như thế vì trận Anh – Nga đã trở thành mục tiêu của ISIS, như tiết lộ ở trên.
Cảnh sát ở khu fanzone
Sân tập của các đội bóng đã được tuyên bố là vùng cấm bay. Và với thỏa thuận cùng Liên đoàn bóng đá Anh (FA), khách sạn Auberge du Jeu de Paume nơi họ ở còn cấm cửa cánh báo chí tới đây khảo sát vài tuần trước khi khai mạc giải. Vấn đề không chỉ là người Anh muốn “giữ bí mật” cho giải đấu mà còn vì họ muốn đảm bảo an toàn một cách tuyệt đối cho Roy Hodgson và các học trò, trước sự soi mói của truyền thông và ý đồ khủng bố của ISIS.
Sân vận động
Vụ đánh bom ở bên ngoài sân vận động Stade de France là lời xác nhận cuối cùng, rằng bóng đá đã trở thành chiến trường mới nhất trong cuộc chiến giữa ISIS và phương Tây.
Đã có 2,5 triệu vé tại EURO 2016 được phát ra, nhưng liệu BTC có thể lấp đầy các khán đài hay không thì khó có thể trả lời, nhất là trong bối cảnh công tác an ninh trong sân vận động vẫn còn khá tệ, và gây ra những mối lo ngại đối với người hâm mộ. Tuần trước, trận chung kết cúp quốc gia Pháp giữa PSG và Marseille tại Stade de France đã diễn trong sự máu lửa và hỗn loạn trên khán đài. Không hiểu bằng cách nào, các CĐV đã mang vào sân nào là pháo hoa, bom khói, chai thủy tinh và không ít vật dụng nguy hiểm khác.
An ninh ở tàu điện ngầm cũng cần được kiểm soát
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Pháp Bernard Cazeneuve khẳng định rằng “những sai lầm” sẽ được khắc phục kịp thời vào thứ Sáu tới, trong trận khai mạc EURO 2016. Trong tất cả 51 trận tại VCK, khán giả sẽ bị kiểm tra toàn thân, chứng minh nhân dân, đồng thời toàn bộ túi lớn sẽ bị tịch thu để kiểm tra. Trở ngại là công tác kiểm tra khắt khe này có thể có thể khiến việc vào sân bị chậm hơn bình thường, và những CĐV đến sát giờ quá có thể bị lỡ mất phần đầu của trận đấu.
Giống như ở đại bản doanh của các đội bóng, 10 sân vận động diễn ra EURO 2016 sẽ được đánh dấu vùng cấm bay, với công nghệ chống máy bay không người lái, nhằm chống lại những cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học từ xa. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ là biện pháp bảo vệ cuối cùng nếu cần thiết, và có thể khiến trận đấu phải dời sang một ngày khác, trong sân không khán giả.
Fan zones
Đây có lẽ là công tác khó khất. Vấn đề không chỉ là vì số lượng người quá đông, có thể lên đến hàng triệu người ở 10 Fanzone, mà còn là yêu cầu đảm bảo an ninh, song vẫn phải giữ được đúng tính chất của Fanzone: tưng bừng, náo nhiệt, nhiều màu sắc trong ngày hội bóng đá châu lục. Đã có những đề xuất dỡ bỏ những màn hình lớn bởi đó có thể là lý do tụ tập rất nhiều người lại một chỗ và dễ trở thành nạn nhân của những vụ đánh bom cảm tử. Song động thái ấy cũng bị xem là khá cực đoan và can thiệp quá sâu.
Bởi thế, điều duy nhất, lực lượng an ninh có thể làm bây giờ là tăng cường số lượng nhân viên, cũng như các biện pháp công nghệ cao nhằm dò tìm chất gây nổ, và sử dụng chó nghiệp vụ khi cần thiết. Chính phủ Pháp cũng đã tăng gấp đôi ngân sách chi cho an ninh, lên tới gần 24 triệu euro.
Cựu cảnh sát trưởng người Pháp Frederic Pechenard đã bày tỏ sự lo ngại về khu fanzone ở dưới chân tháp Eiffel, với sức chứa lên đến 100 nghìn người. Ông cho rằng địa điểm này có thể sẽ là nơi mà khủng bố có cơ hội lộng hành và tạo ra một cuộc thảm sát.
Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng việc giữ một số lượng người lớn trong fanzone sẽ an toàn hơn nếu họ tản mát khắp thành phố. Chính phủ Pháp đã yêu cầu những đơn vị ở địa phương cần phối hợp thật nghiêm túc với lực lượng an ninh chính quy. Mỗi khu Fanzone sẽ được tăng cường thêm 400 nhân viên an ninh địa phương, và được gắn máy dò kim loại trước cổng ra vào, cùng với đó là đội ngũ chó nghiệp vụ sẵn sàng vào cuộc. Những fan mang túi lớn, quá khổ sẽ không được vào trong.
Coi chừng mạng lưới giao thông Vụ đánh bom ở Brussel và tai nạn máy bay của hãng EgyptAir khiến không ít người nghi ngại rằng không chỉ các địa điểm thi đấu của EURO 2016 trở thành mục tiêu đánh bom. Các tổ chức khủng bố còn có thể nhắm vào các sân bay cũng như tàu điện ngầm. Kể từ sau vụ đánh bom ở Paris, cảnh sát vũ trang đã được huy động với số lượng lớn ở những địa điểm “nhạy cảm” này. Ngoài ra, có một vấn đề mà nước Pháp đang phải đối mặt, nhất là về giao thông: gần một nửa số trạm xăng đã cạn, trong bối cảnh công nhân viên ở 8 nhà máy lọc dầu đình công để phản đối luật lao động mới. Nếu chính phủ Pháp và phía Liên đoàn lao động không đi đến tiếng nói chung, giao thông sẽ tê liệt và EURO 2016 chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. |
Tuấn Cương
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất