Cựu F0 hoang mang vì '1 vạch' nhiều ngày nhưng vẫn ho dai dẳng

19/03/2022 11:00 GMT+7 | Tin tức 24h

(lienminhbng.org) - Ho là một trong những triệu chứng khá phổ biến của hậu Covid-19. Tuy nhiên việc ho quá nhiều, dai dẳng đêm ngày đã khiến nhiều người dù có kết quả xét nghiệm âm tính trở lại vẫn nơm nớp lo ngại liệu có phải virus SARS-CoV-2 vẫn đang nằm sâu trong phổi và âm thầm khiến hệ hô hấp bị tổn thương.

Không có chuyện F0 Covid-19 được ra khỏi nhà

Không có chuyện F0 Covid-19 được ra khỏi nhà

Bộ Y tế cho biết, trong ngày 14/3, các địa phương ghi nhận số ca mắc COVID-19 giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (3.925 ca), Hà Giang (1.911 ca), Bình Dương (1.162 ca).

Chia sẻ với chúng tôi chị B.N. (28 tuổi, trú quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, kể từ khi chị nhận kết quả dương tính về âm tính là trong 7 ngày. Quá trình bị bệnh, chị có đầy đủ các triệu chứng như ho, sốt, mệt mỏi, đau đầu, chảy nước mũi. Và những biểu hiện này tiếp tục kéo dài dù xét nghiệm cho thấy chị đã khỏi bệnh.

Chú thích ảnh
Bác sĩ xem xét phim chụp phổi của một F0. Ảnh: Báo Nhân Dân

Đặc biệt chị N. ho rất nhiều, đêm mất ngủ vì ngứa họng, ho liên tục. "Tôi khá lo lắng, có khi nào virus dù đã yếu vẫn nằm sâu trong phổi mới khiến mình ho nhiều đến vậy không. Nếu quả thật như vậy thì nó sẽ làm ảnh hưởng phổi về lâu dài. Tôi từng biết đến không ít trường hợp F0 triệu chứng nhẹ nhưng hậu Covid-19 phổi lại trắng xóa nên thực sự hoang mang."

Chú thích ảnh
Virus SARS-CoV-2 xuống phổi có thể gây ra những tổn thương đáng lo ngại. Ảnh: Vietnamplus

Nói về vấn đề này, BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn nói trên Doanh nghiệp và Tiếp thị cho biết, theo Bộ Y tế khuyến cáo, test nhanh sẽ giúp xác định cơ thể âm tính hay dương tính với SARS-CoV-2 vào thời điểm thực hiện test. Với F0 cách ly, điều trị tại nhà, sau khi âm tính vẫn phải theo dõi thêm 3-5 ngày tiếp theo; còn với F0 điều trị trong bệnh viện, thông thường sẽ ở lại thêm 3 ngày kể từ khi hết các triệu chứng.

Chú thích ảnh
BSCKII Nguyễn Thu Hường, hiện đang công tác tại Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet

Doanh nghiệp và Tiếp thị dẫn lời Bác sĩ Hường: "Theo nghiên cứu trên thế giới, khi bệnh nhân âm tính nồng độ virus còn rất thấp cho nên test nhanh sẽ âm tính."

Trường hợp hậu Covid-19 vẫn ho khù khụ, bác sĩ Hường nhận định đây không phải là do virus nằm sâu trong phổi gây ra mà nhiều khả năng do viêm họng hoặc trào ngược dịch dạ dày từ dưới kích thích lên... Tuy nhiên trường hợp ho kéo dài, làm mọi người khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc khó thở thì cần đi khám ngay, tránh bỏ qua giai đoạn vàng chữa trị. "Nếu tình trạng ho húng hắng vài tiếng thì không sao", bác sĩ Hường nói.

Chú thích ảnh
Người khỏi Covid-19 nên khám tầm soát để sớm phát hiện di chứng. Ảnh: Thanh Niên

Ngoài ra, để chắc chắn, các cựu F0 có thể đến cơ sở y tế chụp, chiếu, xét nghiệm thêm để được bác sĩ chẩn đoán xem phổi có bị tổn thương do Covid-19 hay không.

Trong khi đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM nhận định, có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân hậu Covid-19 ho dai dẳng, bao gồm người bệnh có cơ địa dị ứng hoặc bệnh lý trào ngược sẵn có; bị kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp.

Do đó để xác định virus đã gây ảnh hưởng đến phổi hay chưa cần thăm khám ở những cơ sở chuyên môn. Nếu hiện tượng ho chỉ diễn ra trong vài ngày, bà con nên uống nhiều nước; súc miệng nước muối hoặc uống thuốc theo đơn bác sĩ kê. Một lưu ý đó là mọi người không nên lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc tự ý sử dụng thuốc không có sự hướng dẫn từ chuyên gia.

Đồng quan điểm, Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng giải thích trên Zing News: "Về bản chất, triệu chứng ho ở người nhiễm SARS-CoV-2 là phản ứng để bảo vệ cơ thể. Việc cơ thể ho sẽ khiến mầm bệnh bị tống xuất ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu tình trạng ho quá nhiều hoặc kéo dài gây mệt mỏi, khó ngủ, chúng ta sẽ phải điều trị".

Hậu Covid-19 vẫn đang là một vấn đề nan giải và khá đáng lo ngại. Để đề phòng những di chứng này, không có cách nào khác ngoài việc chúng ta phải bảo vệ mình trước sự xâm nhập của virus. Muốn vậy, điều đầu tiên và quan trọng nhất chính là vaccine và chủ động thực hiện quy tắc 5K.

BÁC SĨ LÊN TIẾNG TRƯỚC TÌNH TRẠNG NHIỀU NGƯỜI CỐ TÌNH MẮC OMICRON

Siêu biến chủng Omicron hiện đang trở nên phổ biến và chiếm ưu thế ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, quan niệm mắc Omicron sẽ không tái nhiễm là cực kỳ sai lầm.

BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn nói trên Vietnamnet: "Bệnh nhân có thể tái nhiễm trong vòng 1 tháng, cá biệt có trường hợp chỉ 15 ngày sau, bệnh nhân đã tái nhiễm."

Đáng nói, lần nhiễm thứ 2 thường có xu hướng nặng hơn lần đầu, bệnh nhân mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời nguy cơ hậu Covid-19 cũng lớn hơn.

"Biến chủng liên tục thay hình đổi dạng, thay tính chất miễn dịch, cơ thể không nhận diện được sẽ nhiễm lại", bác sĩ khuyến cáo.

Đức Dương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm