FLUXUS - trào lưu nghệ thuật 'trôi' (kỳ 5): Chiếc xe Lotus 25 và cái ghế đầy mỡ

30/05/2015 18:37 GMT+7 | Văn hoá

(lienminhbng.org) - Tác phẩm nghệ thuật “Cái ghế mỡ” là một trong những tác phẩm FLUXUS điển hình được làm vào năm 1964-1965. Xung quanh nó là một chuyện dở khóc dở cười.

Câu chuyện bắt đầu từ chiếc siêu xe Lotus 25 cùng được đặt trong bảo tàng với “Cái ghế mỡ’.

Người bảo vệ, chiếc siêu xe và con chó berge

Lotus 25 là chiếc xe đua công thức 1 do Conlin Chapman thiết kế cho mùa giải năm 1962. Cùng với Jim Clark, Lotus 25 đã 14 lần giành chức vô địch trong cuộc đua Grand Prix thế giới và đã đưa Clark tới cuộc đua toàn thế giới năm 1963.

Lotus 25 là tuyệt tác trong ngành design, là sự kết hợp giữa tuyệt vời giữa kỹ thuật và khí động học.

 Năm 1970, ông Pontus Hulten, giám đốc bảo tàng nghệ thuật hiện đại ở Stockholm, Thuỵ Điển, đã mua chiếc xe để đặt vào bộ sưu tập lúc bấy giờ của bảo tàng như những bước đầu tiên cho tham vọng thống nhất design vào trong hoạt động của bảo tàng.


Chiếc ghế mỡ - Joseph Beuys

Một đêm người bảo vệ đi tuần trong bảo tàng cùng với chú chó berge Đức như thường lệ. Trong góc phòng triển lãm chiếc Lotus như toả sáng, một thứ ánh sáng hấp dẫn khó cưỡng, người bảo vệ không kìm được cái ham muốn từ thủa thiếu thời một lần ngồi lên chiếc xe đua.

Màn đêm và sự đơn độc cổ vũ anh ta. Anh đặt người vào khoang lái.

- Tuyệt diệu, trí tưởng tưởng hoạt động, anh ta như cảm thấy được tốc độ hung hãn và sự nguy hiểm của chiếc Lotus 25.

Thật không may, những năm tháng làm bạn với đồ ăn nhanh cùng những vại bia, cái bụng phúng phệ và sự nhanh nhạy không bao giờ đi cùng nhau. Trong khi đó, buồng lái chiếc xe được thiết kế cho một thân hình rắn chắc và gọn ghẽ. Nên cái bụng phúng phệ của an ta kẹt chặt trong khoang lái. Càng cố cựa quậy, càng kẹt cứng. Anh ta bất lực.

Vài giờ trôi qua, người bạn đồng hành chứng kiến toàn bộ sự việc và bắt đầu thấy đói bụng. Bản năng nhạy mùi đã dẫn chú berge Đức tới căn phòng có mùi thức ăn.

Quả là một đêm đáng nhớ. Người bảo vệ mắc kẹt trong chiếc xe và chú chó thì tung hoành trong căn phòng với tác phẩm nghệ thuật có mùi thức ăn. Hãy đi tiếp cùng chúng tôi, đi đến hết đêm kinh hoàng tại bảo tàng.

Joseph Beuys và chiếc ghế mỡ

Một trong những nghệ sĩ chủ chốt trong trào lưu FLUXUS ở châu Âu phải kể tới Joseph Beuys.

Sinh năm 1921 tại Đức ông không chỉ là nhà điêu khắc mà còn tiến sâu vào lĩnh vực nghệ thuật sắp đặt, trình diễn, Happening (tạm dich: diễn ngẫu), đồ hoạ và là nhà tư tưởng lớn về nghệ thuật.

Sự nghiệp của ông được đánh dấu bởi những cuộc tranh luận công cộng đầy hứng khởi nhưng cũng đầy cay đắng và giận dữ. Hiện ông được coi như là một trong những nghệ sỹ có ảnh hưởng lớn nhất của nửa sau thế kỷ 20 và vai trò của ông trong trào lưu nghệ thuật FLUXUS không thể chối bỏ.

Beuys thường sử dụng những chất liệu “bỏ đi” như sáp, rác, máu và lông động vật. Đều là vật liệu tự nhiên nhưng không một ai thấy dễ chịu với sự xuất hiện của những chất liệu này từ mùi cho đến cấu trúc.

- Tại sao nghệ thuật không nên như vậy? Phải chăng nghệ thuật cứ nên “tốt” và “đẹp” theo một vài khía cạnh?

Beuys cố gắng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phi lý, cái huyền bí trong bản thể con người. Với những thể nghiệm này, Beuys cố gắng chống đối lại “cái chừng mực” mà xã hội hiện nay đặt ra.

Ông nhận thức được rằng, nghệ thuật của ông như một nhiệm vụ xã hội, những tác phẩm này đều thuộc chiến dịch mang tính nghệ thuật của Beyus, được gọi là Shaman giáo (thần học). Những thể nghiệm này hoàn toàn không mang mục đích hướng tới cái đẹp và chất liệu Beuys sử dụng không gây cảm giác giả là vật khác mà nó mang chính bản chất của nó – không dễ chịu, những vật liệu từ tự nhiên xù xì gớm ghiếc. Chúng thật, chúng không lừa dối và chính sự thật trần trụi đó sản sinh ra cái đẹp.

Tác phẩm nghệ thuật “Cái ghế mỡ” là một trong những ví dụ điển hình được làm vào năm 1964-1965. Tác phẩm gồm một chiếc ghế bình thường, cũ kỹ và một tảng mỡ đặt lên chỗ ngồi.

Có lẽ, mỡ là một chất liệu không mấy ai nghĩ tới khi làm tác phẩm nghệ thuật. Sự kết hợp tiêu biểu của việc ăn uống vô tội vạ và lãng phí, lượng mỡ thừa luôn được loại bỏ cho sự mảnh dẻ, sung sức, nó thật khó coi, thiếu trang nhã và xấu xí. Nói về mỡ, chúng ta liên tưởng ngay tới sự phì nộn, thậm chí thật lố bịch.

Tuy thế, mỡ lại cần cho cuộc sống. Quá nhiều mỡ thành chất béo dư thừa, tuy nhiên cơ thể sống nhờ trao đổi chất, đốt cháy mỡ cũng tạo thành năng lượng để cơ thể hoạt động, và cả động vật như chú chó berge Đức tại bảo tàng cũng không nằm ngoài sự trao đổi chất này.

Đoạn kết bi hài về một tác phẩm FLUXUS

Trở lại với cái đêm anh bảo vệ mắc kẹt trong chiếc siêu xe. Trong một góc khác tại bảo tàng, nơi “cái ghế mỡ” của Beuys nằm đó. Đương nhiên đống mỡ hoàn toàn bật lên với với cái thính giác nhanh nhạy của loài chó. Giả sử như chúng ta lại gần “cái ghế mỡ”và cảm nhận thế giới mùi, có lẽ nó sát thực với thế giới hình ảnh đến 90%.

Với loài chó, thế giới mùi đóng vai trò quan trọng như thế giới chúng ta dùng mắt nhìn. Và mùi của “cái ghế mỡ” làm cái đói của chú chó trở nên cùng cực. Được lựa chọn cách đói hay cái cái chết quả là sự xa xỉ đớn đau, còn cái đói bần cùng lại là cực hình kinh hoàng.

May mắn thay chú chó berge Đức không thể nuốt trọn tảng mỡ, nhưng cái dạ dày không thể quen với lượng chất béo tới tấp, và sáng hôm sau những người nhân viên trong bảo tàng chứng kiến cảnh không hề đẹp mắt, bảo tàng với đầy phân chó trở thành đề tài bàn tán suốt một thời gian.

Đến ngày nay không ai biết được làm thế nào người bảo vệ có thể thoát khỏi chiếc Lotus 25.

PHAN/FREDRIKSSON
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm