Làm salad, vở opera sextronique và bản cáo trạng rút ruột

02/06/2015 13:34 GMT+7 | Âm nhạc

(lienminhbng.org) - Kỳ này, chúng ta sẽ đến với những tác phẩm FLUXUS nổi bật của thập niên 1960 – 1970. Hầu hết các trào lưu khuynh hướng nghệ thuật sau này đều có những kết nối không thể chối bỏ với FLUXUS.

Vào những năm 60 hầu hết các nghệ sỹ, nhà soạn nhạc và nhà văn gặp nhau tại tại sự kiện FLUXUS được tổ chức ở Đức hoặc Hoa Kỳ, nơi mà các quý ông trung tuổi đặt hết tình yêu cho nghệ thuật tự do, nhưng bên cạnh đó, họ cũng say sưa những vại bia và những buổi tiệc.

"Điều này không tốt. Các anh không thể uống hết vại bia này đến vại bia khác với cái dạ dày trống rỗng" – Alison Knowles, một trong số ít nghệ sỹ nữ hiếm hoi trong trào lưu FLUXUS lên tiếng và viết thành một tác phẩm trình diễn trong lịch sử FLUXUS: “Làm salad”.

Từ "Làm salad"

Nữ nghệ sỹ đến từ New York Alison Knowles sinh năm 1900, là một trong những thành viên đầu tiên của FLUXUS, trình diễn suốt những năm 60 tại Châu Âu, Châu Á và khắp Hoa Kỳ.

Trong những năm này, Knowles là thành viên thích cực trong cộng đồng nghệ sỹ New York, sát cánh cùng với Marcel Duchamp và John Cage. Những sự kiện, những tác phẩm trình diễn kết hợp chặt chẽ với âm nhạc thử nghiệm của bà bắt nguồn từ chính âm thanh,hình ảnh trong cuộc sống thường nhật.


Moorman trình diễn trong Opera Sextronique

Những tác phẩm trình diễn của Knowles gắn kết giữa nghệ thuật thị giác, thính giác và các yếu tố xúc giác.Một điểm đáng chú ý nhất làsự kiện “Làm salad”, ban đầu được thực hiện tại Viện Nghệ thuật đương đại thuộc London năm 1962.

Knowles chuẩn bị một bát salad cỡ đại, các nguyên liệu được cắt nhỏ theo nhịp nhạc sống, trộn và tung vào không khí một cách khoa trương và phần salad này được phục vụ cho khán giả.

Knowles hoạt động không ngừng nghỉ, những ý tưởng mới xuất phát từ những trải nghiệm FLUXUS. Những tác phẩm của bà hoàn toàn nữ tính, có tính bất định trong kết quả, và tác động rõ ràng tới những đối tượng có mặt lúc đó.

Tốt nghiệp Viện Pratt tại New York với tấm bằng danh dự trong ngành nghệ thuật, Knowles kết hôn với Dick Higgins -nghệ sỹ FLUXUS và intermedia xuất chúng - từ năm 1960 tới năm 1970. Họ tái hợp vào năm 1894 cho đến khi Higgins qua đời năm 1998.

Đến “nghệ sỹ cello bán khoả thân”

Ngày 9 tháng 2 năm 1967 Moorman đã gây được tiếng vang với tác phẩm trình diễn được viết bởi Nam June Paik, tác phẩm mang tên “vở Opera Sextronique”. Moorman trình diễn khoả thân với đàn cello tại các tiểu bang khác nhau ở Hoa Kỳ.

Phần đầu tiên Moorman chơi bản Elegy của nhà soạn nhạc người Pháp Jules Massenet trong bóng tối và khoác trên mình bộ bikini có đèn nhấp nháy. Đến phần hai, bà vào vai Lullabu của Max Mathhews, bà vận duy chiếc váy màu đen và để ngực trần.

Màn biểu diễn bị ngưng lại khi ba viên cảnh sát ập đến bắt bà. Như một đoạn kết cho vở Opera Sextronique, bà không được quay lại hoàn thành phần cuối và bị buộc tội ăn mặc thiếu đứng đắn nơi công cộng. Tuy án phạt không tiến hành nhưng danh xưng “nghệ sỹ cello bán khoả thân” đã lan rộng và bà bị sa thải khỏi dàn nhạc giao hưởng của Hoa Kỳ.

Dùng chính cơ thể trần trụi để nói về nữ quyền

Trong số báo lần này tôi xin phép được nhắc thêm một nữ nghệ sỹ FLUXUS Carolee Schneemann với những tác phẩm gây tranh cãi.

Bà sinh năm 1939, xuất phát điểm là nghệ sỹ thị giác, được biết đếnvới những buổi thuyết trình, tọa đàm về cơ thể, tình dục và giới tính.

Năm 1975, Schneemann trình diễn tác phẩm “Interior Scroll” (tạm dịch: Cuộn dây phía bên trong) tại East Hampton, New York và một năm sau đó tại Festival phim Telluride ở thành phố Colorado, Mỹ. Đây là tác phẩm FLUXUS mà nghệ sỹ dùng chính cơ thể mình và những dòng chữ để thể hiện.

Schneemann bước lên sân khấu, mặc chiếc tạp dề. Ngay sau đó, bà trần trụi với một đường sơn đen vạch theo chiều cơ thể như mộtmẫu nude trong các lớp học vẽ hàn lâm. Đồng thời bà đọc trích dẫn từ cuốn sách của Cézanne “Cô ấy là hoạ sỹ vĩ đại”. Bà thả rơi cuốn sách, chầm chậm lôi những mảnh giấy từ trong âm đạo của mình ra và đọc.

Bài diễn văn mang tính nữ quyền của Schneemann như một bản cáo trạng mạnh mẽ về sự phân biệt giới tính.

Điều này còn nhiều xa lại và có phần không phù hợp với văn hoá truyền thống nhiều nước trên thế giới. Mỗi tác phẩm nghệ thuật đều thể hiện những lý tưởng của người nghệ sỹ, những bức bối trong xã hội. Những hình ảnh chúng ta nhìn thấy, những hình ảnh khiến chúng ta nổi da gà, những sự thật được đưa ra mang tính trần trụi... đều mang trong mình sự đớn đau trong cuộc đời người nghệ sỹ.

Kỳ 9 & hết: FLUXUS sống mãi

Phan/Fredriksson
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm