15/09/2017 21:38 GMT+7 | Thể thao
(lienminhbng.org)- Sau 4 năm đi vào hoạt động thực tiễn, chương trình “Bóng đá học đường” đã có bước tiến đáng kể khi đi vào thực chất cuộc sống các em học sinh. Mỗi năm, có hàng vạn học sinh được hưởng niềm vui từ trái bóng tròn mang lại.
Tại buổi sơ kết chương trình “Bóng đá học đường” mà TP.HCM là địa phương tiên phong trên cả nước vào sáng 15/9, người làm bóng đá thành phố đã nhìn nhận những mặt được và chưa được của dự án này tác động đến xã hội.
Ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo TP.HCM cho biết: “Sự hợp tác giữa HFF, Sở Giáo dục – Đào tạo, Phòng TDTT các Quận Huyện và các trung tâm đã giúp bóng đá học đường có bước phát triển đáng kể.
Với 8000 em ở bậc tiểu học và trung học cơ sở chọn bóng đá để sinh hoạt là con số đáng mừng nhưng với hơn 1 triệu học sinh ở 2 bậc học này thì vẫn còn nhiều hạn chế phải khắc phục. Chúng ta cùng hy vọng dự án bóng đá học đường sẽ đúng như mong đợi, làm nền tảng góp phần đưa bóng đá TP.HCM tìm lại thời đỉnh cao vàng son như trước đây.
Từ những học sinh có tài, có đức trở thành những cầu thủ có đóng góp cho ngành thể thao thành phố và nước nhà, đó là mong muốn chung của tất cả”.
Người trực tiếp phụ trách chương trình, HLV Đoàn Minh Xương phát biểu: “Qua 4 năm diễn ra, chương trình đã ngày càng được biết đến nhiều hơn và nhận được sự hỗ trợ tích cực của nhiều đối tác. Ngoài các nhà tài trợ đồng hành, chương trình còn được Đại sứ quán Mỹ hỗ trợ về giáo án huấn luyện cho các HLV, Đại sứ quán Nhật Bản hỗ trợ dụng cụ tập luyện cho các em.
Nhiều tổ chức cộng đồng cũng sẵn sàng đóng góp cho chương trình. Bóng đá học đường không chỉ giúp các em rèn luyện sức khỏe, nó còn là nơi để rèn luyện cho các em những kĩ năng mềm, hoàn thiện nhân cách cho các em.
Có đến 156 trường tiểu học, 49 trường trung học cơ sở tổ chức thực hiện tập luyện theo chương trình bóng đá đường. Ở nội dung futsal nữ THCS, có 12 trường tham gia, với tổng số học sinh là 264 em. Cũng trong chương trình này, HFF kết hợp với Liên đoàn bóng đá Na Uy tổ chức “Ngày hội bóng đá vui” cho các em học sinh nữ, tăng cường kỹ năng sống cho các em gái”.
“Điều khó khăn của chương trình vẫn là vấn đề kinh phí. Hiện nay chỉ có 16% các trường có cơ sở vật chất để các em rèn luyện, còn lại nhiều trường không đủ điều kiện cho các em có sân chơi. Các HLV của chương trình đa phần là giáo viên thể chất của các trường, phương pháp huấn luyện đã khá lạc hậu, không mang lại sự hứng thú cho các em. Ở độ tuổi các em, phải có sự hứng thú thì việc rèn luyện mới tích cực”.
Dự kiến, chương trình bóng đá học đường vẫn là hướng đi trong tương lai của bóng đá TP.HCM, nằm trong kế hoạch vực dậy đỉnh cao.
Việt Hà
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất