31/03/2020 10:00 GMT+7 | Bạn cần biết
(lienminhbng.org) - Hóc dị vật là tai nạn thường gặp phải ở trẻ nhỏ, việc xử lý không quá khó, tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ cách sơ cứu cho trẻ.
Biện pháp vỗ lưng và ép ngực (cho trẻ dưới 1 tuổi)
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế ngữa cổ, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa 2 xương bả vai. Nếu dị vật chưa ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm dọc theo cẳng tay trong tư thế ngữa cổ, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào giao điểm giữa xương ức và đường nối 2 núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải).
Nên làm luân phiên 2 biện pháp trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Biện pháp vỗ lưng và ép bụng (cho trẻ từ 1 đến 8 tuổi)
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, há miệng ra. Người sơ cứu 1 tay đỡ ngực 1 tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí 2 xương bả vai, nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp há miệng ra.
Người sơ cứu quỳ phía sau trẻ, vòng hai tay về phía trước bụng của trẻ, 1 tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại sau đó ép bụng đột ngột 5 lần.
Nếu dị vật chưa tống ra ngoài, cần xen kẽ 2 biện pháp trên cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
* Lưu ý: nếu quá trình sơ cứu không hiệu quả hoặc trẻ hôn mê, tím tái thì cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Điều Dưỡng Võ Thanh Sơn
(Khoa Cấp Cứu - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Cửu Long)
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất