17/08/2017 16:53 GMT+7 | Giải trí của GCO
(lienminhbng.org) - Không quá trau chuốt cho từng khuôn hình, càng không nhiều kỹ xảo sống động, các bộ phim sản xuất và ra mắt trong khoảng thời gian giao thời với nội dung gần gũi là một phần gắn bó với tuổi thơ thế hệ 8x – 9x.
1. Đất Phương Nam (1997)
“Đất Phương Nam” là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đoàn Giỏi. Lấy bối cảnh Nam Bộ trong thời kỳ đất nước loạn lạc bởi sự đô hộ của thực dân Pháp cùng sự áp bức của cường hào; cậu bé An trên bước đường tha phương đi tìm cha đã gặp nhiều con người, chứng kiến nhiều hoàn cảnh và cũng rơi vào nhiều tình huống khó khăn.
Cùng với cuộc sống chất phác của người nông dân Nam Bộ được thể hiện thông qua hành trình của An, phim cũng là sự sống dậy của không khí đấu tranh của chống lại áp bức của đồng bào thời đó.
Hình ảnh về cậu bé An cùng người bạn của mình hẳn còn đọng lại ít nhiều trong tâm trí của thế hệ 8x – 9x một thời.
2. Đội đặc nhiệm nhà C21 (1998)
Thể loại trinh thám hẳn là một dòng phim thú vị và đầy mới mẻ với nền điện ảnh nước nhà trong những năm 90. Phim là câu chuyện về các bạn nhỏ học cấp hai, với sự thông minh, nhanh trí của mình đã cùng nhau giải quyết nhiều vụ án xảy ra xung quanh trường lớp, xung quanh khu tập thể đang sinh sống.
Những cái tên “Minh tổ cú”, “Sơn sọ”, “Sáng béo”, “Quang sọt”, “Tùng quắt” giờ đây khi nhắc lại sẽ là những cái tên, những người bạn thân thiết với nhiều khán giả. Cũng thông qua bộ phim này, ca khúc “Tuổi thần tiên” được các bạn nhỏ thời bấy giờ luôn ngân vang. Và giờ đây khi nghe lại, ca khúc gợi lên không gian đầy sắc màu của tuổi thơ của cả một thế hệ.
3. Của để dành (2000)
“Của để dành” là bộ phim truyền hình thứ hai của đạo diễn Đỗ Thanh Hải. Phim kể về gia đình của bà Vi với ba đứa con trưởng thành là Thanh, Tiến và Thư. Cuộc sống gia đình của bốn mẹ con sẽ trôi qua bình lặng nếu như những người con của bà Vi không quá tập trung vào công việc và dành ít thời gian chăm sóc người mẹ bệnh tật. Bên cạnh đó, hình ảnh của những người giúp việc lần lượt đến và đi trong ngôi nhà bà Vi dường như phác họa thêm nhiều đời sống, nhiều hoàn cảnh éo le hơn trong xã hội bấy giờ.
Bên cạnh ý nghĩa nhân văn về gia đình, về tình mẫu tử sâu sắc, bộ phim cũng là lời lên tiếng khi mà tình cảm gia đình dường như nhạt màu đi bởi đời sống mưu sinh thường ngày. Đến nay ý nghĩa này vẫn còn nguyên giá trị.
4. Sóng ở đáy sông (2000)
“Sóng ở đáy sông” là bộ phim dựa trên câu chuyện có thật được đưa vào tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu và được chuyển thể thành phim. Nói đến bộ phim này, người xem nhớ ngay đến anh chàng Núi với tính cách cục cằn nhưng tốt bụng. Vì cuộc đời và hoàn cảnh xô đẩy anh trở thành kẻ cắp, sống kiếp giang hồ. Sau này khi gặp lại mối tình cũ, Núi đã hoàn lương và trở lại với bản chất lương thiện vốn có.
Thành công của “Sóng ở đáy sông” không chỉ nhờ kịch bản chân thật, gần gũi mà sự hóa thân của Xuân Bắc trong vai Núi đã mang đến hình ảnh trọn vẹn về anh chàng thô lỗ, cục cằn nhưng tốt bụng và đầy chân thành.
5. Phía trước là bầu trời (2001)
Đối với các cô cậu học sinh, sinh viên những năm đầu thế kỷ 20 thì “Phía trước là bầu trời” hẳn là một bức tranh thu nhỏ về chính cuộc sống của những người trẻ. Họ phải đối mặt với cuộc sống tự lập và hành trình lập nghiệp đầy gian nan.
Mạch phim xoay quanh 3 bạn trẻ là Nguyệt, Thương và Nhung từ tỉnh lẻ lên thành phố học tập. 3 cô gái đối mặt với cuộc sống ở dãy trọ cùng với nhiều người bạn khác. Mỗi người một tính cách, một câu chuyện nhưng vượt qua tất cả những người trẻ ấy đã sống, tìm đến với đam mê bằng nhiệt huyết của mình. Bộ phim đã khắc họa chân thực về ý chí vươn lên và bản lĩnh vượt qua thử thách khi phải đương đầu với sóng gió cuộc đời của những người trẻ.
(Còn tiếp...)
Tree
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất