Giá vàng hôm nay 20/5: Cập nhật mới nhất

20/05/2020 19:22 GMT+7 | Bạn cần biết

(lienminhbng.org) - Vàng thế giới vững giá trong phiên 20/5.

Giá vàng hôm nay 22/5: Liên tục cập nhật

Giá vàng hôm nay 22/5: Liên tục cập nhật

Giá vàng hôm nay 22/5 trên thị trường thế giới quay đầu giảm do áp lực chốt lời tăng lên và nước Mỹ công bố số liệu lĩnh vực sản xuất và dịch vụ tốt hơn mong đợi.

Vàng vững giá trong phiên 20/5, nhờ nhu cầu đối với các tài sản an toàn tăng, khi mức độ thiệt hại do đại dịch COVID-19 gây ra đã trở nên rõ ràng hơn, với số liệu mà các nền kinh tế lớn công bố và sự lạc quan về vắc-xin phòng chống COVID-19 giảm đi. 

Giá vàng giao ngay tăng 0,2%, lên 1.746,58 USD/ounce vào lúc 13 giờ 6 phút (theo giờ Việt Nam). Trong khi đó, giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,4%, lên 1.751,9 USD.

Nhà phân tích về hàng hóa Jigar Trivedi tại Anand Rathi Shares and Stock Brokersm cho rằng đà phục hồi của các thị trường chứng khoán nhờ hy vọng về một loại vắc-xin phòng chống COVID-19 đã yếu đi và vàng lại hấp dẫn các nhà đầu tư khi các số liệu kinh tế yếu kém được công bố.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, gia vang hom nay, Vàng, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, Gia vang, gia vang 20/5, usd, đô

Sự lạc quan đến từ số liệu ban đầu về một loại vắc-xin đã giảm đi sau khi một trang web thông tin y tế nói rằng số liệu đó là chưa đủ, khiến các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm và các thị trường chứng khoán châu Á ổn định sau khi phục hồi vào đầu tuần.

Trong khi đó, hoạt động xây dựng nhà tại Mỹ trong tháng Tư giảm kỷ lục và số giấy phép xây dựng cũng giảm, gây lo ngại rằng đại dịch sẽ khiến kinh tế Mỹ trong quý II/2020 giảm sâu nhất kể từ Đại suy thoái.  

Tại Nhật Bản, lòng tin kinh doanh giảm mạnh trong tháng Năm, xuống mức thấp nhất trong một thập kỷ, khi các doanh nghiệp dự báo trước một giai đoạn yếu kém kéo dài về kinh tế. 

Các thị trường đang chờ biên bản cuộc họp tháng Tư của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp được công bố.

Trong phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ, Chủ tịch Fed, Jerome Powell, cho biết Fed đang xem xét mở rộng diện tiếp cận các chương trình tín dụng đến các bang có dân số thấp. 

Đối với các kim loại khác, giá pa-la-đi giảm 0,9%, xuống 2.039,93 USD/ounce, trong khi giá bạc tăng 0,8%, lên 17,53 USD/ounce và giá bạch kim tăng 0,3%, lên 835,28 USD/ounce.

Tại Việt Nam, vào lúc 11 giờ 12 phút ngày 20/5, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở thị trường Hà Nội ở mức 48,65-49,1 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra).

PNJ lỗ 89 tỷ đồng trong tháng 4 do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 4.

Theo đó, doanh thu thuần của PNJ trong tháng 4 đạt 501 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế lỗ 89 tỷ đồng, trong khi tháng 4/2019 lãi 53 tỷ đồng.

Cụ thể, doanh thu kênh lẻ giảm 62% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu vàng miếng tăng 42% so với cùng kỳ năm 2019. Kênh sỉ, khách hàng doanh nghiệp và xuất khẩu tiếp tục chịu tác động của dịch COVID-19 trong nước và quốc tế.

Biên lợi nhuận gộp trong tháng 4 giảm mạnh từ mức 24,6% của cùng kỳ xuống còn 8,4%. Nguyên nhân của việc suy giảm này đến từ sự tăng tỷ trọng đóng góp của kinh doanh vàng miếng (38% so với 14% của tháng 4/2019). Tỷ trọng trang sức vàng cũng dịch chuyển về nhóm sản phẩm có giá trị tài sản cao hơn nhóm trang sức thời trang. Bên cạnh đó, chi phí xử lý, làm mới sản phẩm mua lại cao khiến giá vốn tăng. Lũy kế, biên lợi nhuận gộpcủa PNJ đạt 19,8%, giảm so với mức 22,4% của cùng kỳ 2019.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, gia vang hom nay, Vàng, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, Gia vang, gia vang 20/5, usd, đô

Theo PNJ, tháng 4/2020 là một tháng đặc biệt với PNJ nói riêng và tình tình kinh tế toàn cầu nói chung. Từ đầu tháng 4, PNJ đã phải tạm đóng phần lớn các cửa hàng trong toàn hệ thống theo chỉ thị của Cơ quan chức năng và chỉ dần mở cửa lại hoạt động trong nửa cuối tháng 4/2020.

Tuy nhiên, tình hình kinh doanh cuối tháng 4 và đầu tháng 5 cho thấy dấu hiệu phục hồi doanh số của PNJ khá tích cực và PNJ đang mở rộng thị phần khi nhiều công ty trong ngành vẫn đang co hẹp và “ngủ đông”.

Trong tháng 4/2020, PNJ đã mở mới 2 cửa hàng Gold và đóng 3 cửa hàng trang sức, bao gồm 1 cửa hàng Silver và 2 cửa hàng Gold. Ngoài ra, PNJ còn ở mới 6 cửa hàng đồng hồ trong tháng 4.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/5, cổ phiếu PNJ giảm 300 đồng về mức 64.000 đồng/cổ phiếu.

Tỷ giá trung tâm giảm 10 đồng

Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 20/5 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.249 VND/USD, giảm 10 đồng so với hôm qua.

Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.946 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.551 VND/USD.

Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD giảm mạnh và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, gia vang hom nay, Vàng, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, Gia vang, gia vang 20/5, usd, đô

Lúc 8 giờ 25 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.160 - 23.370 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 60 đồng ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.

Tại BIDV, giá USD được niêm yết ở mức 23.185 - 23.365 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 65 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm sáng qua.

Giá đồng NDT tại BIDV được niêm yết ở mức 3.233 - 3.325 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 4 đồng ở cả chiều mua và chiều bán so với cùng thời điểm sáng qua.

Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh được điều chỉnh giảm 64 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm sáng qua, niêm yết ở mức 23.170 - 23.370 VND/USD (mua vào - bán ra). 

Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.215 - 3.346 VND/NDT (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng ở chiều mua vào và 4 đồng ở chiều bán ra so với cùng thời điểm sáng qua.

Giá vàng, Giá vàng hôm nay, Giá vàng 9999, gia vang hom nay, Vàng, bảng giá vàng, giá vàng mới nhất, giá vàng trong nước, gia vang 9999, Gia vang, gia vang 20/5, usd, đô

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều 

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch chiều ngày 20/5, khi xu hướng bán tháo chốt lời diễn ra hai ngày liên tiếp đã mất dần động lực, do sự tự tin của giới đầu tư đã bị "lu mờ" bởi những quan ngại về những ảnh hưởng dài hạn của việc phong tỏa xã hội nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.

Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng phiên thứ tư liên tiếp, giữa bối cảnh xuất hiện những đồn đoán rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ dỡ bỏ tình trạng "khẩn cấp" đối với một số thành phố lớn của nước này vào ngày 21/5 tới. Khép lại phiên này, chỉ số Nikkei 225 tăng 161,70 điểm (0,79%), lên 20.595,15 điểm.

Tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng khép phiên với mức tăng nhẹ, nối dài đà tăng sang phiên thứ tư liên tiếp nhờ đà mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài, bất chấp xu hướng giảm mạnh của Phố Wall trong đêm trước. Chốt phiên này, chỉ số Kospi tăng 9,03 điểm (0,46%), lên 1.989,64 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Australia, chỉ số S&P/ASX 200 cũng tiến 13,5 điểm (0,24%), lên 5.573 điểm, bất chấp đà giảm ở đầu phiên, đồng thời cũng ghi dấu phiên đi lên thứ tư liên tiếp của chỉ số này. Sắc xanh cũng thống lĩnh các thị trường chứng khoán châu Á khác như Đài Bắc (Đài Loan), Manila (Philippines) và Bangkok (Thái Lan).

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Singapore và Jakarta (Indonesia) lần lượt hạ 0,9% và 0,3% trong phiên này.

Sự phân hóa cũng diễn ra tại Trung Quốc, khi hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong biến động ngược chiều. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng nhẹ 11,82 điểm (0,05%), lên 24.399,95 điểm, nhờ sự lạc quan vào việc nhiều nước trên thế giới nới lỏng các lệnh phong tỏa xã hội và hy vọng việc phát triển thành công vắc-xin phòng ngừa COVID-19, qua đó xoa dịu những lo ngại về tổn thương kinh tế gây ra bởi đại dịch này. Còn tại thị trường Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite mất 14,84 điểm (0,51%), xuống 2.883,74 điểm.

Sau một vài tuần diễn biến tích cực khi tình trạng lây nhiễm và tỷ lệ tử vong do dịch COVID-19 trên toàn cầu đã tăng chậm lại, cho phép nhiều chính phủ mở cửa nền kinh tế trở lại. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung "nóng" trở lại và một loạt dữ liệu cho thấy những tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu từ đại dịch tiếp tục gia tăng đã kìm hãm đà tăng của thị trường chứng khoán. Ngày 19/5, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo, dịch COVID-19 có thể đẩy 60 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực, xóa bỏ mọi thành quả đạt được trong hơn 3 năm qua.

Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/5, chỉ số VN - Index tăng 6,99 điểm (0,83%) lên 852,91 điểm. Chỉ số HNX - Index phiên này lại giảm 1,89 điểm (1,74%) xuống 106,94 điểm.

Giá dầu thô biến động nhẹ chiều 20/5

Giá dầu thô nhìn chung ổn định trong phiên giao dịch chiều 20/5 tại thị trường châu Á, mặc dù nhu cầu có dấu hiệu cải thiện và dự trữ dầu của Mỹ giảm do những lo ngại về ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Giá dầu Brent giao tháng 7/2020 tăng 10 xu Mỹ (0,3%) lên 34,75 USD/thùng vào lúc 13 giờ 26 phút (giờ Việt Nam), trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao cùng kỳ hạn lại giảm 2 xu Mỹ xuống 31,94 USD/thùng, sau khi tăng 1% trong phiên trước đó.

Viện Dầu khí Mỹ (API) cho biết, dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 4,8 triệu thùng xuống 521,3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 15/5.

Giá dầu khởi sắc trong ba tuần qua khi các bang ở Mỹ đã dần nới lỏng biện pháp phong tỏa và sản lượng dầu toàn cầu cũng giảm xuống. 

Bên cạnh đó, ông John Kilduff, chuyên gia của công ty Again Capital Management ở New York, cho rằng giá dầu sẽ còn được hỗ trợ hơn nữa, nếu báo cáo chính thức hàng tuần dự kiến được công bố vào ngày 20/5 (giờ địa phương) cho thấy lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm.

Nhóm P.V

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm