21/07/2020 20:40 GMT+7 | Bạn cần biết
(lienminhbng.org) - Giá vàng hôm nay, lienminhbng.org cập nhật những diễn biến mới nhất trên thị trường về giá vàng trong nước và quốc tế.
Giá vàng lập đỉnh mới: Thị trường không xuất hiện những giao dịch đột biến
Chiều 21/7, giá vàng trong nước tiếp tục vượt mốc 51 triệu đồng/lượng và tiếp tục ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay. Mặc dù vậy, thị trường vàng trong nước vẫn không xuất hiện dấu hiệu đột biến.
Lúc 15 giờ 20 phút, Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 51,05 - 51,52 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với đầu giờ sáng, mức giá này đã tăng khoảng 400 nghìn đồng/lượng.
Tại Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu, giá vàng SJC cũng được giao dịch ở mức 51,15 - 51,35 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với đầu giờ sáng, mỗi lượng vàng SJC tại doanh nghiệp này cũng đã đắt hơn khoảng 400 nghìn đồng/lượng.
Như vậy, giá vàng trong nước lại có phiên tăng mạnh và tiếp tục ghi nhận mức đỉnh lịch sử. Theo quan sát của phóng viên, tại các cửa hàng vàng bạc lớn trên "phố vàng" Trần Nhân Tông của Hà Nội, lượng khách đến giao dịch đông hơn nhưng chủ yếu tại các cửa hàng lớn như Bảo Tín Minh Châu. Còn tại các cửa hàng nhỏ lẻ vẫn vắng bóng khách giao dịch.
Anh Nguyễn Anh Dũng, một người dân ở Kim Liên, Hà Nội cho biết, giá vàng tăng cao nhưng cũng có thể cũng giảm nhanh. Chính vì vậy thời điểm này anh Dũng có khoản tiền nhàn rỗi nhưng anh không đầu tư vào vàng.
"Giá vàng càng tăng cao thì càng không nên mua vào hoặc lướt sóng. Bởi giá mua vào - bán ra có khoảng cách chênh lệch, nếu mua rồi bán ra lướt sóng thì nhà đầu tư không những không có lời mà còn chịu thiệt", anh Dũng nói.
Đại diện Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu cho biết, lượng khách đến mua vào hôm nay chiếm tỷ lệ cao hơn so với khách bán ra. Giá vàng trong nước phiên giao dịch hôm nay tăng mạnh và trụ vững ở ngưỡng cao. Vì vậy, người dân và các nhà đầu tư nên cân nhắc trước các giao dịch.
Giới kinh doanh vàng cho biết, dù giá vàng ở mức cao nhất từ trước đến nay nhưng thị trường vẫn đang bao trùm tâm lý nghe ngóng. Từ khi vàng tăng lên mức đỉnh lịch sử, các giao dịch trên thị trường chủ yếu vẫn là những giao dịch nhỏ lẻ, không có dấu hiệu của nhà đầu tư lớn.
Theo đại diện Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng tăng cao từ đầu tháng 7 đến nay, tuy nhiên tỷ lệ giao dịch mua bán tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng không có quá nhiều biến động so với thời gian trước.
Các chuyên gia đến từ Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cũng nhận định, hiện nay, giá vàng thế giới chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố như diễn biến của đồng USD, tình hình dịch COVID-19, căng thẳng Mỹ -Trung. Nếu trong thời gian tới giá vàng thế giới phá vỡ ngưỡng kháng cự 1.829 USD thì giá vàng có thể hướng đến mức cao nhất mọi thời đại. Ngược lại, giá vàng thế giới sẽ chịu sự điều chỉnh do giới đầu tư chốt lời.
"Trong thị trường với những yếu tố rất khó đoán định tạo ra bởi dịch bệnh, căng thẳng địa chính trị, căng thẳng thương mại như hiện tại, đầu tư vàng ở mức giá này sẽ chứa đựng rất nhiều rủi ro ngay cả đối với những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Nhà đầu tư cá nhân nên thận trọng quan sát và không nên “bỏ trứng vào một giỏ”, cần phân chia rủi ro sang các kênh đầu tư khác nhau thay vì “tất tay” vào vàng", đại diện Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI khuyến cáo.
Giá vàng tại thị trường châu Á chiều 21/7 có lúc “leo” lên mức cao nhất trong 9 năm qua trước những dự báo lạm phát gia tăng do những gói kích thích kinh tế của các nước “lấn át” nhu cầu đầu tư vào các tài sản rủi ro.
Vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 21/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 0,4% lên 1.822,11 USD/ounce sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ tăng 0,4% lên 1.823,80 USD/ounce.
Trưởng chiến lược gia thị trường Stephen Innes của công ty dịch vụ tài chính AxiCorp nhận định yếu tố thực sự tác động tới thị trường vàng là các gói kích thích kinh tế và ảnh hưởng này sẽ tiếp tục gia tăng.
Giá vàng thường hưởng lợi từ các gói kích thích kinh tế mà các nước triển khai khi kim loại quý này được coi là kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn kinh tế khó khăn và lạm phát gia tăng. Tuy vậy, giới phân tích có những nhận định khác nhau về triển vọng lạm phát trong tương lai.
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn dành cho các nền kinh tế thành viên của liên minh này vốn chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19. Trong khi đó, các nghị sỹ thuộc Đảng Cộng hòa của Mỹ cũng thông báo kế hoạch tìm kiếm gói hỗ trợ kinh tế tiếp theo trị giá 1.000 tỷ USD.
Cùng với các gói kích thích kinh tế, những hy vọng ngày càng tăng về việc điều chế thành công vắc-xin COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản rủi ro. Tuy vậy, sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới tại Mỹ và các nước khác đã làm dấy lên những quan ngại về khả năng hồi phục của nền kinh tế thế giới, từ đó khiến các dòng vốn đầu tư đổ vào những tài sản an toàn và giúp giá vàng tăng khoảng 20% kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Giá vàng châu Á tăng nhẹ chiều 21/7
Giá vàng tại thị trường châu Á chiều 21/7 đã tăng nhẹ sau khi có lúc “leo” lên mức cao nhất trong 9 năm qua trước những dự báo lạm phát gia tăng do những gói kích thích kinh tế của các nước “lấn át” nhu cầu đầu tư vào các tài sản rủi ro.
Vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 21/7 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường châu Á tăng 0,4% lên 1.822,11 USD/ounce sau khi có lúc chạm mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn của Mỹ tăng 0,4% lên 1.823,80 USD/ounce.
Trưởng chiến lược gia thị trường Stephen Innes của công ty dịch vụ tài chính AxiCorp nhận định yếu tố thực sự tác động tới thị trường vàng là các gói kích thích kinh tế và ảnh hưởng này sẽ tiếp tục gia tăng.
Giá vàng thường hưởng lợi từ các gói kích thích kinh tế mà các nước triển khai khi kim loại quý này được coi là kênh đầu tư an toàn trong giai đoạn kinh tế khó khăn và lạm phát gia tăng. Tuy vậy, giới phân tích có những nhận định khác nhau về triển vọng lạm phát trong tương lai.
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được một thỏa thuận về kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn dành cho các nền kinh tế thành viên của liên minh này vốn chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Trong khi đó, các nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa của Mỹ cũng thông báo kế hoạch tìm kiếm gói hỗ trợ kinh tế tiếp theo trị giá 1.000 tỷ USD.
Cùng với các gói kích thích kinh tế, những hy vọng ngày cang tăng về việc điều chế thành công vắc-xin COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu đối với các tài sản rủi ro. Tuy vậy, sự gia tăng số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ và các nước khác đã làm dấy lên những quan ngại về khả năng hồi phục của nền kinh tế thế giới, từ đó khiến các dòng vốn đầu tư đổ vào những tài sản an toàn và giúp giá vàng tăng khoảng 20% kể từ đầu năm 2020 đến nay.
Còn trên thị trường các kim loại quý khác, giá palladium tăng 1% lên 2.075,54 USD/ounce, giá bạch kim ổn định ở mức 843,92 USD/ounce trong khi giá bạc tăng 2,2% lên 20,33 USD/ounce, mức cao nhất kể từ tháng 8/2016.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm chiều 21/7
Trong phiên giao dịch chiều 21/7, thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi có kết quả đầy hứa hẹn từ các cuộc thử nghiệm vắcxin phòng COVID-19 và Liên minh châu Âu (EU) đạt đồng thuận về kế hoạch kích thích kinh tế quy mô lớn.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 0,7% lên 22.884,22 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 1,8% lên 25.497,72 điểm, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải tăng 0,2% lên 3.320,89 điểm.
Thị trường chứng khoán Mumbai, Seoul, Đài Bắc, Jakarta và Wellington đều tăng hơn 1%, Singapore và Bangkok cũng tăng điểm, nhưng thị trường chứng khoán Manila giảm điểm.
Chuyên gia Stephen Innes, của trung tâm AxiCorp cho rằng những tin tức lạc quan về các phương pháp điều trị COVID-19 sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, thị trường cũng đang trông đợi vào các biện pháp kích thích kinh tế và tài chính của chính phủ các nước.
Các nhà lãnh đạo EU ngày 21/7 đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế của khối trong giai đoạn hậu đại dịch COVID-19 trị giá 750 tỷ euro. Mục đích của gói này là cung cấp các khoản hỗ trợ và khoản vay để đối phó với tác động của cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 gây ra. Thỏa thuận này đạt được lúc 10h15 giờ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh EU.
Tại thị trường trong nước, kết thúc phiên giao dịch ngày 21/7, Vn-Index tăng nhẹ 0,29 điểm lên 861,69 điểm và HNX-Index tăng 0,37 điểm lên 116,09 điểm.
Tỷ giá trung tâm giảm 3 đồng
Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 21/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.231 VND/USD, giảm 3 đồng so với hôm qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.928 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.534 VND/USD.
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá USD và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) cùng biến động nhẹ.
Lúc 8 giờ 25 phút, giá USD tại Vietcombank niêm yết ở mức 23.070 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.
Tại BIDV, giá USD cũng được niêm yết ở mức 23.100 - 23.280 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 20 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm sáng qua.
Giá đồng NDT tại BIDV cũng được niêm yết ở mức 3.274 - 3.368 VND/NDT (mua vào - bán ra), tăng 1 đồng ở chiều mua vào và 2 đồng ở chiều bán ra so với cùng thời điểm sáng qua.
Tại Techcombank, giá đồng bạc xanh được điều chỉnh giảm 4 đồng ở cả chiều mua và bán so với cùng thời điểm sáng qua, niêm yết ở mức 23.079 - 23.279 VND/USD (mua vào - bán ra).
Giá đồng NDT tại ngân hàng này được niêm yết ở mức 3.257 - 3.387 VND/NDT (mua vào - bán ra), không đổi so với hôm qua.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao nhờ cổ phiếu công nghệ
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao trong phiên giao dịch ngày 20/7 khi các cổ phiếu liên quan đến công nghệ tăng mạnh, qua đó thúc đẩy thị trường đi lên.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 8,92 điểm (hay 0,03%), lên 26.680,87 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến 27,11 điểm (0,84%), lên 3.251,84 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 263,90 (2,51%), lên mức 10.767,09 điểm.
Cổ phiếu hãng Microsoft đã tăng 4,3%, dẫn đầu nhóm tăng điểm trong nhóm chỉ số 30 cổ phiếu hàng đầu. Ngoài ra, cổ phiếu của các gã khổng lồ công nghệ khác của Mỹ, còn được gọi nhóm FAANG gồm Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google-Parent Alphabet, đều tăng điểm khi kết thúc phiên giao dịch này.
Các nhà đầu tư dường như đã bỏ qua tình trạng số ca mắc COVID-19 tăng cao hơn ở Mỹ. Theo nghiên cứu của trường Đại học Johns Hopkins, tính đến sáng 21/7, Mỹ xác nhận hơn 3,8 triệu trường hợp mắc COVID-19, với hơn 140.000 ca tử vong.
Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 20/7, chỉ số VN - Index giảm 10,62 điểm (1,22%) xuống 861,4 điểm, trong khi chỉ số chỉ số HNX-Index giảm 1,09 điểm (0,93%) xuống 115,72 điểm. Khối lượng giao dịch trên VN - Index đạt hơn 285 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 4.768,919 tỷ đồng. Toàn sàn VN - Index có 112 mã tăng giá, 35 mã đứng giá và 282 mã giảm giá.
Giá dầu thế giới tăng nhẹ phiên đầu tuần
Giá dầu thế giới biến động không đáng kể với các mức tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần ngày 20/7, giữa bối cảnh số ca mắc mới dịch COVID-19 tiếp tục tăng cao tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, kết quả thử nghiệm tích cực vắc-xin ngừa COVID-19 và tiến triển của cuộc đàm phán giữa các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) về quỹ phục hồi kinh tế hậu đại dịch đã lấn át những lo ngại về nhu cầu năng lượng.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ WTI tăng 22 xu Mỹ (0,5%), lên 40,81 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc tăng 14 xu Mỹ (0,3%), lên 43,28 USD/thùng.
Bjornar Tonhaugen, người đứng đầu mảng thị trường dầu mỏ của công ty Rystad Energy, cho biết, giá dầu sẽ không thể tạo ra bất kỳ mức tăng đáng kể nào cho đến khi có tín hiệu cho thấy đại dịch COVID-19 diễn biến chậm lại.
Theo thống kê của Reuters, hiện trên thế giới đã có hơn 14,5 triệu người mắc COVID-19 và hơn 604.000 người đã chết vì dịch bệnh này.
Thông tin về việc vắc-xin do Đại học Oxford và AstraZeneca đang phát triển có vẻ an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch trong thử nghiệm đã giúp hỗ trợ giá dầu trong phiên này.
Các nhà đầu tư hàng hóa cũng đang theo dõi những nỗ lực để đưa ra các biện pháp kích thích ở châu Âu và Mỹ nhằm giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch COVID-19. Các nhà lãnh đạo EU dường như đang tiến gần tới thỏa hiệp về gói phục hồi kinh tế nội khối, trong khi các nhà lập pháp Mỹ dự kiến thảo luận về gói viện trợ bổ sung để giải quyết cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng.
Theo giới phân tích, quyết định hồi tuần trước của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, về nới lỏng mức sản lượng cắt giảm bắt đầu trong tháng 8/2020 là hành động đã được dự kiến ngay từ đầu nên sẽ không tác động mạnh tới thị trường. Trong khi đó, dù cho nhu cầu nhiên liệu đã phục hồi từ mức giảm 30% trong tháng 4/2020, khi nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp phong tỏa chặt chẽ, song mức tiêu thụ nhiên liệu hiện vẫn thấp hơn mức trước đại dịch.
Nhóm P.V
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất