Phiên bản NFT của ca khúc 'Hey Jude' của The Beatles giá gần 77.000 USD

08/02/2022 12:20 GMT+7 | Giải trí

(lienminhbng.org) - Phiên bản NFT bản thảo viết tay của ca khúc kinh điển Hey Jude đã được mua lại với giá gần 77.000 USD trong một phiên đấu giá do Julien's Auctions tổ chức ngày 7/2 tại California (Mỹ).       

Bản viết tay lời ca khúc ‘Hey Jude’ của The Beatles được bán với giá hơn 21 tỷ đồng

Bản viết tay lời ca khúc ‘Hey Jude’ của The Beatles được bán với giá hơn 21 tỷ đồng

Bản viết tay của Paul McCartney lời ca khúc đình đám Hey Jude của The Beatles vừa được bán với giá 910.000 USD (hơn 21,5 tỷ VNĐ) vào thứ Sáu 10/4, cao gấp chín lần so với dự đoán ban đầu, theo nhà đấu giá Julien’s.

Đây là một trong số những tác phẩm sống mãi với thời gian của nhóm nhạc danh tiếng thế giới The Beatles. Bài hát được Paul McCartney viết vào năm 1968, nhằm an ủi cậu bé Julian Lennon khi cha mẹ cậu quyết định ly thân (John Lennon và Cynthia).       

Phiên bản NFT của Hey Jude được trình bày dưới dạng hình ảnh động (animation), trong đó các ca từ lần lượt hiển thị trên giao diện, kèm theo một đoạn thu âm bình luận của Julian Lennon.       

Chú thích ảnh
Đấu giá phiên bản NFT ca khúc "Hey Jude" thu về gần 77.000 USD. Ảnh: julienslive.com

Phát biểu với báo giới tại Los Angeles, Julian Lennon cho biết: “Trong suy nghĩ của tôi, một bức tranh đơn thuần sẽ không đủ sức thuyết phục để tôi mua về. Vì vậy, tôi muốn bổ sung điều gì đó cá nhân hơn. Và do đó, tác phẩm này được bổ sung thêm những dòng chữ viết và những lời tường thuật về câu chuyện đằng sau những hình ảnh này".       

Ngoài phiên bản NFT của Hey Jude, các hiện vật ấn tượng khác được Julien's Auctions đấu giá trong ngày 7/2 còn bao gồm phiên bản NFT của một chiếc áo khoác Afghanistan mà huyền thoại John Lennon đã mặc trong chuyến lưu diễn Magical Mystery Tour. Hiện vật này được mua lại với giá 22.400 USD.       

NFT - viết tắt của "non-fungible tokens" (mã thông báo không thể thay thế) - là các vật phẩm kỹ thuật số duy nhất có các chứng nhận về tính xác thực và quyền sở hữu được đăng ký trên chuỗi khối (blockchain), công nghệ đứng sau sự phát triển của tiền điện tử.

Mặc dù nội dung của tác phẩm có thể sao chép được, nhưng NFT vẫn được xem là "bản gốc" - tương tự như việc trên thế giới hiện nay có vô số bản sao tác phẩm Mona Lisa của danh họa Leonardo da Vinci, nhưng chỉ có bảo tàng Louvre ở Pháp sở hữu bản gốc của kiệt tác này.

Thanh Phương/TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm