05/08/2015 06:02 GMT+7
(lienminhbng.org) - 1. Mấy ngày qua, dư luận Việt Nam xôn xao trước thông tin “Nepal cấm nghi lễ hiến tế đẫm máu”. Theo đó, thư ký của Tổ chức Quản lý Đền thờ Gadhimai ở Nepal cho hay, tổ chức này quyết định “cấm” nghi thức hiến tế động vật tại lễ hội tôn vinh nữ thần Gadhimai.
Lệnh cấm này được dư luận Việt Nam quan tâm bởi nhiều người liên tưởng tới nghi lễ chém lợn tại lễ hội thôn Ném Thượng (Bắc Ninh).
Những thông điệp phổ biến đính kèm những bài báo công bố việc “Nepal cấm nghi lễ hiến tế đẫm máu” trên mạng xã hội Việt là: “Việt Nam nên ra những văn bản hành chính để cấm nghi lễ chém lợn thôn Ném Thượng như Nepal”; “Nghi lễ 400 năm của Nepal chính quyền còn cấm được, tại sao chúng ta không cấm nghi lễ chém lợn thôn Ném Thượng?”; “Việt Nam cần mạnh tay với Ném Thượng như cách chính phủ Nepal làm”....
Đây là những quan điểm lệch chuẩn văn hóa và sai phương pháp luận. Bởi, việc so sánh nghi lễ trong đạo Hindu của Nepal với nghi lễ thờ Thành Hoàng làng của Việt Nam là không cùng hệ quy chiếu. Và việc dùng hệ thống văn hóa này làm luận cứ để đưa ra kết luận cho hệ thống văn hóa khác là phi logic.
Thứ nữa, việc “cấm” nghi lễ hiến tế động vật ở Nepal ồn ào hiện nay không xuất phát từ chính phủ Nepal. Cho đến lúc này (ngày 8/4/2015), chưa có một văn bản hành chính nào của chính phủ Nepal về việc cấm nghi lễ hiến tế động vật trong lễ hội tôn vinh nữ thần Gadhimai. Tất cả chỉ xuất phát từ Tổ chức quản lý đền thờ Gadhimai.
Nên, việc yêu cầu các cơ quan chức năng Việt Nam cấm nghi thức chém lợn Ném Thượng là dựa trên những thông tin hoàn toàn sai lệch.
2. Hiệu ứng cánh bướm (Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions).
Học thuyết khoa học này sau đã được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực truyền thông, văn hóa, xã hội học, tâm lý dư luận... với một câu nói rất nổi tiếng: Liệu con bướm đập cánh ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?
Và khi dư luận không được cung cấp thông tin chân xác, đầy đủ, một phát ngôn từ Nepal có thể gây ra một cơn lốc thông tin “tấn công” nghi lễ chém lợn của người Ném Thượng.
Nhưng khi thông tin minh bạch, “hiệu ứng cánh bướm” sẽ tác động vào dư luận Việt từ phát ngôn của Tổ chức Quản lý Đền thờ Gadhimai theo hướng hoàn toàn khác.
Cụ thể, cho đến thời điểm hiện tại, chính phủ Nepal vẫn tôn trọng tuyệt đối quyền tự quyết của người dân Nepal, những chủ thể văn hóa. Nghi lễ hiến tế động vật ở Nepal là nghi lễ diễn ra 5 năm 1 lần. Và lần gần nhất tới đây là tận năm 2019.
4 năm tới là khoảng thời gian để Tổ chức Quản lý Đền thờ Gadhimai cùng các nhà bảo vệ môi trường vận động người dân Nepal – chủ thể văn hóa- không giết động vật hiến tế.
Nhiều nhà hoạt động bảo vệ động vật cũng quan ngại người dân vẫn bất tuân lệnh cấm của Tổ chức Quản lý Đền thờ mà vẫn hiến tế động vật bên ngoài phạm vi của đền thờ, nơi tổ chức trên có quyền quản lý. Tức là, cho đến lúc này, “lệnh cấm” ở Nepal vẫn tôn trọng quyền tự quyết của chủ thể văn hóa chứ không áp đặt.
Có một ý kiến cho rằng: Nepal gọi, chờ Ném Thượng trả lời!
Hẳn vậy, lúc này, quyền tự quyết của người dân Nepal đã được chính quyền nước này tôn trọng. Hi vọng “hiệu ứng cánh bướm” sẽ tác động tích cực tới quyết sách ở Việt Nam về nghi lễ chém lợn thôn Ném Thượng.
Mỹ Mỹ
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất