04/07/2016 15:01 GMT+7 | Euro 2020
(lienminhbng.org) - Và một trong những điều khiến chúng ta nuối tiếc Italy chính là hình ảnh “một-tập-thể”. Hãy lục lại đoạn khởi đầu trận tứ kết, xem cách những tuyển thủ áo thiên thanh hát “Il Canto degli Italiani” (Tụng ca người Ý), bài quốc ca Italy, chúng ta sẽ hiểu cái hình ảnh “một-tập-thể” ấy là như thế nào. Lâu lắm rồi, chúng ta chưa thấy một đội tuyển nào hát quốc ca một cách hăng say như thế, nhiệt huyết như thế, tràn đầy năng lượng như thế.
Nhưng vượt trên hết, người Pháp hẳn sẽ sốc khi nghe huyền thoại Eric Cantona, trong một bài phỏng vấn báo chí Anh, đã nói “tôi xúc động khi nghe God save the Queen (quốc ca Anh) còn tôi vô cảm khi nghe La Marseillaise (quốc ca Pháp). Tôi chả thèm quan tâm đến nước Pháp, trong bóng đá, tôi là người Anh, trong huyết quản tôi là dòng máu Anh”.
Tất cả chỉ đều là minh chứng cho một thứ đang lên ngôi ở thời hiện đại này: Chủ nghĩa cá nhân. Đó là thứ chủ nghĩa ích kỷ, chỉ quan tâm đến quyền lợi riêng của mình duy nhất, bất chấp có thể nói ra những gì cao cả và nhân văn. Và ở thời chủ nghĩa cá nhân ấy, không ai lắng nghe ai cả; không ai chấp nhận ý kiến riêng của ai cả. Ai cũng cho mình một quyền năng “duy ngã độc tôn” khi họ coi lợi ích cá nhân là độc tôn.
Nó giống như cuộc tranh cãi là “bùn” hay là “đất cày” trong bài thi văn gần đây. Không ai buồn nhớ đến vấn đề muôn thuở, vấn đề cải cách dạy văn, học văn, xóa khỏi tư duy bài văn mẫu, rập khuôn, áp đặt cảm nhận. Rất nhiều người chỉ nhớ đến “trào lưu ‘hot’ trên mạng xã hội” và nhắm đến mục tiêu: Mình là chân lý để câu like.
H.Q.M
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất