19/03/2023 14:12 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Một hệ sinh thái từ lóng 18+ đang tràn lan, phổ biến trên MXH TikTok - nền tảng có đông đảo trẻ em và thanh thiếu niên sử dụng. Nếu những từ lóng này không đặt trong ngoặc kép, sẽ không ai suy nghĩ sâu xa về ý nghĩa của những từ ngữ này. Bởi lẽ chúng hoàn toàn là những từ phổ thông, không có ý nghĩa gì đặc biệt và có thể bắt gặp ở bất cứ đâu. Nhưng khi nhập các từ lóng này vào ô tìm kiếm trên TikTok, kết quả trả về là hàng loạt video 18+, video có nội dung đồi truỵ... thậm chí có cả video lọt xu hướng.
Những video chứa từ lóng 18+ cũng thu về một lượng xem không hề nhỏ trên nền tảng MXH TikTok, có thể lên đến hàng triệu lượt xem.
Kết quả video khi tìm kiếm những từ lóng hiển thị nội dung 18+ trên TikTok
Liên quan đến vấn đề trên, Luật sư Trần Hoàng Vũ (Giám đốc Công ty Luật TNHH AEC, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đánh giá, ngày nay sự phát triển của ngôn ngữ ngày càng lan rộng, sự xuất hiện của biến thể về ngôn ngữ đó là tiếng lóng làm cho ngôn ngữ trở nên trẻ hơn, cách dùng từ cũng trở nên phong phú, đa dạng, bởi vậy, không ít từ lóng dần trở thành ngôn ngữ thông dụng được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên trên nhiều nền tảng mạng xã hội ngày càng xuất hiện nhiều những từ lóng phản cảm, khiến nhiều người rùng mình khi hiểu được nghĩa thực sự của nó, nhưng từ ngữ này ngày càng lan rộng phổ biến và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội ngày nay.
Theo Luật sư Trần Hoàng Vũ cho biết, hiện tại vẫn chưa có chế tài hay nghị định nào xử phạt về việc sử dụng những từ lóng phản cảm. Vì đây không phải là một hành vi cụ thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến bất kì cá nhân nào tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của các bạn trẻ, đặc biệt là lứa tuổi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Luật sư thông tin, hiện tại chỉ mới có quy định xử phạt về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo của tổ chức trong điều 34 Nghị định 38/2021/ND-CP như sau:
Tại khoản 4 Điều 34:
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác;
c) Quảng cáo có hành động, lời nói, hình ảnh, âm thanh, chữ viết tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
d) Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Tuy nhiên, chưa có quy định xử phạt nào đối với cá nhân trong cộng đồng về việc sử dụng từ ngữ gây phản cảm. Hiện tại các cơ quan chức năng đang loay hoay để có phương án về mức xử phạt hợp lí nhất cho từng cá nhân và doanh nghiệp.
"Theo tôi thấy, việc sử dụng từ ngữ đang sai mục đích và thiếu thẩm mỹ sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự an toàn của trẻ em, trong tương lai xa nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác đến tư duy của trẻ nhỏ như việc hình thành nên những tội ác và tệ nạn xã hội khác. Vậy nên các cơ quan chức năng cần nhanh chóng đưa ra những biện pháp phòng tránh và xử phạt hợp lí như việc tuyên truyền về những lối sống đẹp và tư duy phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ, nhà trường có thể tăng cường những hoạt động ngoại khóa giúp trẻ em tiếp xúc với môi trường thực tế một cách văn minh hơn. Bên cạnh đó, cũng cần có mức xử phạt cụ thể từ nhẹ đến nặng dành cho những doanh nghiệp, những trang mạng xã hội có sử dụng những từ lóng, hình ảnh để quảng cáo gây phản cảm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng của trẻ em. Cần phải xử phạt triệt để dành cho những cá nhân dùng những từ lóng, hình ảnh 18+ để câu like, câu view, xây dựng hình ảnh một cách thiếu thẩm mỹ, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục." Luật sư Hoàng nhấn mạnh.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất