04/02/2017 06:19 GMT+7 | V-League
(lienminhbng.org) - Geoffrey Kizito là trường hợp mới nhất tại V-League được “đồn thổi” có CLB châu Âu quan tâm. Ngược dòng thời gian, có không ít trường hợp cầu thủ ngoại “lên hương” sau khi thi đấu ấn tượng tại V-League.
Châu Âu như một “miền đất hứa” đối với bất kỳ cầu thủ bóng đá nào trên thế giới. Từ những nền bóng đá có trình độ thấp ở châu Á hay châu Phi, cầu thủ nào được các CLB ở châu Âu để ý đều là những thông tin rất đáng chú ý.
Samson Kayode (tên sau khi nhập tịch là Hoàng Vũ Samson -PV) từng khiến báo giới Việt Nam tốn không ít giấy mực khi được Atletico Madrid mua về và sau đó cho Sporting Braga (Bồ Đào Nha) mượn năm 2011. Samson đá 2 trận ở đội bóng của Bồ Đào Nha nhưng vẫn phải quay trở về thi đấu tại V-Leagụe do đã ký hợp đồng ghi nhớ 3 năm với CLB Hà Nội T&T (giờ là Hà Nội FC).
Hoàng Vũ Samson - chân sút xuất sắc nhất lịch sử V-League. Nguồn: VPF.
Tiền đạo người Nigieria khi ấy rất muốn được sang trời Âu thi đấu nhưng không đủ sức trả số tiền 2 triệu USD đền bù hợp đồng cho Hà Nội T&T nên đã gắn bó với đội bóng Thủ đô từ năm 2011 đến thời điểm này. Trước khi được Atletico Madrid để ý, Samson thi đấu 49 trận cho CLB TĐCS Đồng Tháp, ghi 43 bàn ở V-League.Đến nay, thương vụ Hoàng Vũ Samson được CLB nổi tiếng của Tây Ban Nha để mắt đến vẫn là một trong những trường hợp chuyển nhượng nổi tiếng nhất của bóng đá Việt Nam.
Sau Samson đến lượt một cầu thủ châu Phi khác là Oloya Moses (Uganda) sang châu Âu thi đấu, Moses được CLB Kuban Krashnodar của Nga ký hợp đồng sau khi V-League 2016 kết thúc lượt đi. B.Bình Dương để tiền vệ quan trọng nhất ra đi sau 2 năm liên tiếp lên ngôi cao nhất tại V-League. Moses không để lại dấu ấn bằng những bàn thắng, nhưng luôn nhận được sự tôn trọng từ các đồng nghiệp tại V-League và được xưng tụng là “quái thú khu trung tuyến”.
Biểu tượng của các CLB
Kiatisak, Datsakorn Thonglao, Dusit từng là biểu tượng của HAGL những năm đầu thế kỷ 20. Họ chịu sức hút từ V-League, hấp dẫn hơn giải VĐQG Thái Lan khi ấy và cả những đồng tiền từ ông bầu phố núi.
Đó cũng là những năm V-Leagụe phát triển và đầy hấp dẫn với nhiều cầu thủ nước ngoài kéo đến dải đất hình chữ S. Nhiều cầu thủ về V-League để dưỡng già, nhiều người không được công nhận ở quê hương hoặc không thể cạnh tranh với các cầu thủ khác nhưng khi thi đấu ở Việt Nam, họ đã và đang trở thành một phần không thể thiếu của các CLB.
Bàn thắng "kinh điển" của Leandro tại V-League. Nguồn: BLV Quang Huy.
Đồng Tâm Long An (giờ là Long An) từng có thủ thành Phan Văn Santos và tiền đạo Antonio Carlos để giành hai chức vô địch V-League. B.Bình Dương có Huỳnh Kesley Alves và Philaini để giành cú đúp vô địch năm 2007 và 2008.
Hải Phòng có Leandro, người từng được góp mặt ở đội U23 Brazil. CĐV Hải Phòng gọi anh là “King Lean” sau màn trình diễn đầy bùng nổ năm 2008 giúp đội bóng đất Cảng lần đầu cán đích trong top 3 tại V-League.
Hà Nội FC từng có Cristiano Roland, cựu hậu vệ trụ cột của CLB Benfica chinh chiến tại UEFA Champions League. Cùng với Roland, Gonzalo và Hoàng Vũ Samson là 3 cái tên ngoại binh đầu tiên gây dựng nên “đế chế” của đội bóng Thủ đô tại V-League với 3 chức vô địch, 7 năm liên tiếp nằm trong top 2 đội mạnh nhất.
Ngoại binh vô đối ở danh hiệu Vua phá lưới V-League Từ năm 2003, danh hiệu vua phá lưới V-League chưa một lần tuột khỏi tay các ngoại binh. Từ người đầu tiên là Emeka Achilefu (11 bàn/22 trận), danh hiệu vua phá lưới 14 năm qua thuộc về 11 ngoại binh. Gaston Merlo là ngoại binh giành nhiều danh hiệu này nhất với 4 lần đều trong màu áo SHB Đà Nẵng và cũng giữ luôn kỷ lục ghi nhiều bàn nhất trong một mùa giải với 24 bàn/26 trận tại V-League 2016. Với xu hướng sử dụng tiền đạo ngoại của tất cả các đội bóng tại V-League (trừ HAGL), danh hiệu vua phá lưới rất khó thuộc về các chân sút nội và cứ thế, các ngoại binh như chìa khóa mở ra chiến thắng và thứ hạng cao cho các đội bóng tại V-League gần 15 năm qua. |
Hiếu Lương
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất