29/07/2015 12:25 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Một sự việc không đáng có bỗng trở nên ầm ĩ khi một video clip “cáo buộc” các cầu thủ của Man City đã quá lạnh lùng, không thân thiện trước những đề nghị khác nhau ở khách sạn Marriott (Hà Nội).
Trong cơn bão thông tin mạng, cạnh tranh thông tin khốc liệt đã khiến cả những người làm báo ở Anh chứ không chỉ là những trang mạng cá nhân vơ vét cả những thứ không được kiểm chứng, từ những nguồn thiếu khả tín rồi biến nó thành những cái tin có thể tạo ra những hiệu ứng khó lường.
Thực tế là nhiều tờ báo ở Anh đã đưa chuyện những Sterling, Dzeko, Nasri… đã từ chối nói vài câu với một người quay video, rồi ghép nó với một video clip khác quay cảnh một ai đó đốt chừng chục cái vé xem trận Man City đấu với tuyển Việt Nam mà không ai rõ những tấm vé đó được photocopy màu hay là thật.
Mỗi dân tộc có những chuẩn mực khác nhau, và thậm chí, người thành phố với người nông thôn cũng có khác nhau trong cách thể hiện tình cảm của mình với người lạ.
Chẳng hạn, một nhóm người Việt công tác ở Mỹ đã sửng sốt với một cặp vợ chồng người Mỹ sống gần khu họ ở đã tỏ ra khá thờ ơ trong cuộc sống hàng ngày nhưng trong một lần xe ô tô của họ bị kẹt trong tuyết thì cả hai vợ chồng chừng 70 tuổi đó đã xắn quần, xắn áo, xúc tuyết trong khi 5-7 thanh niên người Việt đi giày bóng lộn chỉ đứng trên vỉa hè nhìn.
Hồi tháng Sáu mới đây, huyền thoại của môn quần vợt Federer đã sốc khi một người hâm mộ vượt rào, chạy xuống sân ở Roland Garros để chụp ảnh với anh. Sau một lúc tái mặt, anh nhận ra là không có gì quá nguy hiểm trên tay người đó ngoài chiếc điện thoại thì Federer chịu cho chụp ảnh cùng. Nhưng sau đấy Federer đã chỉ trích Ban tổ chức giải, và buộc họ phải tăng cường an ninh.
Federer xưa nay được coi là người rất thân thiện, nhưng anh hẳn không thể nào quên một sự cố khủng khiếp của tennis thế giới khi một người hâm mộ Steffi Graf đã vượt rào vào sân, đâm một nhát vào lưng tay vợt Monica Seles – người ở thời điểm đó đã ngăn cản Graf vươn tới những kỷ lục vĩ đại.
Tại Nam Phi năm 2010, khi Argentina đến đó tham dự World Cup, hàng ngày người ta chứng kiến cảnh các ngôi sao như Messi, Maradona (HLV) ngồi xe bus ra vào cổng trường Đại học Pretoria. Mặc các CĐV hò reo gào khóc với những chiếc cờ xanh trắng trên tay, Messi và Maradona mặt vẫn lạnh như kem.
Các ngôi sao là như thế, đôi khi những kết quả thi đấu và những chuyện hậu trường có thể chi phối tâm lý của họ, chứ chưa nói tới chuyện ứng xử mỗi nền văn hoá mỗi khác như đã phân tích ở trên.
Vụ việc “tưởng tượng” của chúng ta được báo Anh “xào” lại
Tự bôi xấu mặt mình
Trong cái clip được coi là bằng chứng của sự lạnh lùng, thờ ơ của người Man City tại khách sạn Marriott, thì người quay clip đã có những khẩu lệnh khá ngạc nhiên. Chẳng hạn, người này dùng cách như dạy những đứa trẻ lên một lên hai tập nói, kiểu “Nói chào đi”, “Xin chào Việt Nam đi”… để lệnh cho những người trưởng thành và là những ngôi sao triệu phú mà cả thế giới bóng đá đều biết mặt biết tên
Và những câu hỏi kiểu như: “Ông nghĩ thế nào về trận đấu ngày mai”, “Mai anh sẽ ghi bàn chứ” (tất cả bằng thứ tiếng Anh phát âm không hề tệ) thường chỉ được sử dụng trong các cuộc họp báo chính thức trước trận đấu, thì những HLV và cầu thủ chuyên nghiệp có lẽ cũng chỉ trải qua một đôi lần trong đời.
Những câu hỏi dạng này làm người viết buộc phải nghi ngờ là liệu nó có thực sự là sản phẩm của một fan hâm mộ hay là của một phóng viên tờ báo mạng đó cay cú mà tạo scandal?
Man City sang Việt Nam với chi phí 1 triệu bảng là đắt hay rẻ tuỳ theo từng quan điểm, nhưng số tiền đó chỉ tương đương với 5 tuần lương của Sterling mà đội bóng ấy trả. Giá vé cũng vậy, nó cao hay thấp tuỳ thành phần nhưng vé xem một ngôi sao ca nhạc như Bằng Kiều cũng từng có giá 4 triệu/đôi.
Bôi xấu mặt người khác nhiều khi cũng là tự bôi xấu mặt mình!
Phạm Tấn
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất