15/03/2017 08:05 GMT+7 | Bóng đá Việt
(lienminhbng.org) - Năm 2005, HLV trưởng ĐT Việt Nam lúc này - ông Nguyễn Hữu Thắng, cũng từng "khởi nghiệp" cùng ĐT U20 QG, có công lớn trong việc lấy suất dự VCK U20 châu Á 2006, trước khi lần đầu tiên chính thức nắm đội 1 SLNA. 12 năm không là cái chớp mắt.
Lứa U20 Việt Nam giành quyền vào chơi VCK U20 châu Á năm 2006 (dưới quyền HLV Đoàn Phùng, rồi Lê Tuấn Long), là tập hợp các cầu thủ thuần sinh năm 87-88, như Phúc Hiệp, Long Giang, Ngọc Anh, Vũ Anh Tuấn và cả Thành Lương, Xuân Hợp, Quang Tình... Mặc dù chỉ về thứ 3 (và bị loại) tại bảng đấu có Iraq và Saudi Arabia, nhưng chỉ một đôi năm sau, phân nửa đội hình này được triệu tập chuẩn bị cho các trận đấu thuộc Vòng loại Olympic Bắc Kinh 2008 và SEA Games 2007, dù lứa 84-85 của những Quang Thanh, Công Vinh, Tấn Tài... vẫn còn trong độ tuổi đá SEA Games.
Năm 2008, ở tuổi 20, Phạm Thành Lương trở thành nhà vô địch AFF Suzuki Cup trẻ nhất. Một năm sau đó, anh đeo băng thủ quân ĐT U23 Việt Nam, với nòng cốt là các đồng đội cũ ở U20 QG trước đó, vồ hụt chiếc HCV SEA Games 25 tại Vientiane, Lào. Đại bộ phận số này tiếp tục phát triển sự nghiệp ở cấp CLB, có giá chuyển nhượng tiền tỷ và một vài người họ như Đình Đồng, Trọng Hoàng, Thanh Trung, Âu Hoàn..., đang chơi cho ĐT Việt Nam, bất kể đợt trẻ hóa lần này khá triệt để. Với một cầu thủ chuyên nghiệp, được gọi lên ĐT U19 (hay U20 QG) là trang đầu tiên quan trọng nhất.
Trước lứa 87-88, tất nhiên là thế hệ tài năng bậc nhất của nền bóng đá Việt Nam trong khoảng 15 năm đổ lại, số cầu thủ sinh năm 84-85 của những Công Vinh, Tấn Tài... Họ cũng từng vô địch U20 Đông Nam Á và tiến vào VCK châu Á. Ngoại lệ như Phan Thanh Bình thậm chí cầm suất đá chính trong màu áo U23 Việt Nam ở SEA Games 22 trên sân nhà, khi mới 17 tuổi. Báo chí từng gọi Phan Thanh Bình là "tiểu tướng" cũng từ đây. Thế hệ U19 Việt Nam của những Mạnh Hùng, Quế Hải..., cũng có chút tiếng tăm, nhưng đến lứa của Công Phượng, Tuấn Anh, Văn Toàn, Xuân Trường..., mới thực sự gây được tiếng vang.
Mặc dù vậy, luận về thành tích, sếp vị trí số 1 phải là lứa U19 của Quang Hải, Đức Chinh, Tiến Dụng, Minh Dĩ..., dưới thời HLV Hoàng Anh Tuấn lúc này. Phong độ ấn tượng và những màn thể hiện tuyệt vời tại VCK U19 châu Á năm ngoái, giúp U19 Việt Nam lọt vào tốp 4 đội mạnh nhất châu lục - thành tích vô tiền khoáng hậu, cũng đồng nghĩa với chiếc vé dự VCK World Cup U20 tại Hàn Quốc tới đây. Lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam cấp độ các ĐTQG có đại diện dự VCK World Cup, và nó sẽ là cú hích hoàn hảo thu hút nguồn lực, phát triển bóng đá trẻ, hướng tới nền bóng đá tự cường.
Tương lai thuộc về người trẻ, song tất nhiên, làm bóng đá không thể đi tắt đón đầu mà luôn cần kế thừa ổn định, sóng sau đè sóng trước để tiến lên. Nếu tiếp tục được tạo cơ hội phát triển trong môi trường bóng đá tốt, lứa U20 này chắc chắn sẽ là nòng cốt của U23 QG, rồi ĐTQG trong tương lai gần. Đánh cắp cơ hội trải nghiệm và thể hiện của người trẻ, vì lý do gì đi chăng nữa, cũng đều là có tội.
1. Lần đầu tiên ở môn bóng đá sân 11 người, Việt Nam có một đội tuyển dự sân chơi World Cup đó là U20 Việt Nam của thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn. Năm 2016, bóng đá Việt Nam cũng từng có một đội tuyển làm được điều tương tự nhưng ở môn futsal. 2. U20 Việt Nam sẽ nằm ở nhóm 2 trước lễ bốc thăm chia bảng của U20 World Cup. Giải đấu này được tổ chức 2 năm một lần và lần đầu tiên là vào năm 1977 ở Tunisia. 24. Việt Nam là 1 trong 24 đội tuyển có mặt ở World Cup U20 diễn ra ở Hàn Quốc sắp tới. Từ năm 1997, giải đấu này đã được tăng số lượng đội tuyển tham dự từ 16 lên 24. |
Nguyệt Bàn
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất