Hồ Quỳnh Hương làm xúc động hình ảnh ‘người vợ lính' với ‘Lên ngàn’

27/04/2014 10:06 GMT+7 | Âm nhạc

(lienminhbng.org) – Với bản phối cổ điển, tiết tấu chậm, ca sĩ Hồ Quỳnh Hương bị chê là “vô cảm” khi thể hiện ca khúc Lên ngàn (sáng tác Hoàng Việt) trong chương trình Giai điệu tự hào số 4 phát sóng tối qua (26/4) trên VTV1.

Nhưng lời ca khúc và hình ảnh người vợ chèo thuyền đi cắt lúa trên dòng sông Vàm Cỏ Đông mênh mông nước trong bài hát khiến người xem không khỏi rơi lệ: "Em đi cắt lúa trên ngàn, rẫy trên ngàn nắng chiều chang chang /Đường đi nước ngập mênh mang bàn chân dẫm gai lòng không thở than / Người dân dưới ruộng lên ngàn tìm lúa đổ bao mồ hôi /Gánh về từng hạt lúa vàng cùng nhau chung sức căm thù giết Tây…"

Clip ca khúc Lên ngàn do Hồ Quỳnh Hương thể hiện:


Với lời ca xúc đông, thiếu tá Nguyễn Minh Cường chia sẻ: “Bài hát được nhạc sĩ Hoàng Việt sáng tác năm 1952, lúc đó Nam Bộ có trận lụt lịch sử mà giờ người ta hay gọi là lụt năm Thìn. Khung cảnh bài hát này được nhạc sĩ Hoàng Việt viết trên cơ sở đó, hình ảnh nước ngập trắng đau thương, tác tóc lắm. Lúc đó, hình ảnh người phụ nữ, người vợ lính phải gạt nước mắt đi lấy lúa về, chăm lo cho con cái, gia đình, nước mắt trào ra nhưng người phụ nữ vẫn cắn môi chịu đựng, vẫn gửi cho người ở nơi xa một thông điệp rằng: Kháng chiến nhất quyết thành công!”

Cũng theo thiếu tá Nguyễn Minh Cường, sở dĩ anh đồng cảm với ca khúc này vì đã chứng kiến nhiều người vợ lính tròng thời bình. Anh chia sẻ câu chuyện về một cậu học viên của mình đi nhận công tác ở Quân chủng hải quân. Trong một lần sửa sang thao trường, chiến sĩ ấy bị tai nạn và mất. “Khi đưa tang, cô vợ có một cháu lớn 2 tuổi, còn cháu bé 7 tháng đang trong bụng mẹ” – thiếu tá Minh Cường chia sẻ: “Bài hát đến bây giờ khi cất lên vẫn gây xúc động vô cùng vì nó mang hình ảnh người phụ nữ nuốt nước mắt vào trong để nói lên lời: Kháng chiến nhất quyết thành công như vậy thì sự chịu động quả là lớn lao”

Còn nhà báo Huy Thịnh cho rằng: "Ca khúc đoạn đầu bi thương nhưng đoạn sau thì tráng lệ. Với cảm hứng âm nhạc bi tráng, ca khúc đánh vào trái tim ta rất nhanh, trong hoàn cảnh lên đường hát mà với tốc độ chậm, bài hát trở thành bi và có thời bị cấm hát. Vì tính bi tráng của bài hát, đôi khi chúng tôi phải hát trộm trong rừng."

Với tư cách là người thưởng thức âm nhạc, kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương cho rằng: Nhạc sĩ Hoàng Việt quả là giỏi vì đã nhập hồn vào với cô gái để sáng tác bài này. Vì tâm lý của người phụ nữ lúc đó không phải là tâm lý bằng phẳng được. Buồn, sau vui sau lại tự hỏi vì sao lại buồn qua 3 câu nhạc: Kháng chiến nhất quyết thành công/ Kháng chiến nhất quyết thành công/ Mai này kháng chiến thành công với mong ước rất giản dị: Anh về em thỏa ước .... mong. Bài hát hay vì nói lên được mong ước của con người”.

Hoa Chanh

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm