(TT&VH Cuối tuần) - Dường như bất kì một khuôn mẫu kinh điển nào đều không vừa với nhạc Việt. Rock Việt không theo tiêu chuẩn rock Anh - Mỹ, blues Việt cũng không phải là blues thường thấy trong những quán rượu Hoa Kỳ, hip-hop Việt thì như lâu nay bàn cãi, cứ “thế nào ấy”, tức là cũng chẳng giống ai. Jazz, một loại nhạc tinh tế và khó khăn vào bậc nhất, khi được Việt hóa đã thành hình hài thế nào?
Chắc chắn trong trường hợp này, càng không tìm đâu ra chiếc áo vừa người cho nó.
Sự “thay thế”, biến cách (alternation) của nhạc đại chúng Việt bắt nguồn từ cách thức chúng ta tiếp cận với nhạc đại chúng thế giới. Tiếp cận ào ạt, hiểu nhanh, song chúng ta không có thì giờ đi từ đầu, không có thì giờ xây móng cho ngôi nhà tương lai, không có thì giờ và dường như quá ít kiên nhẫn cho việc học hỏi căn cơ những nguyên tắc căn bản của một thể loại âm nhạc. Chúng ta cứ “alter” tất cả, cứ nhặt lấy cái gì dễ nhặt nhất, ít phải đào bới nhất, tức lớp vỏ, để mà dùng ngay. Rock, blues, hip-hop, R&B và trăm nghìn phong cách khác nữa, cứ vào tay chúng ta là thành một thứ khác hẳn. Jazz không là ngoại lệ.
Saxophonist Trần Mạnh Tuấn
Trường nhạc Berklee đặt cơ sở toàn bộ giáo trình của họ, dẫu ở phân môn nào, bằng jazz. Nghĩa là, dù bạn đăng kí học sản xuất âm nhạc hay kèn, học thu âm hay hát, thì đều phải hiểu đến ngọn ngành jazz là gì, và dĩ nhiên, phải chơi được loại nhạc này ở một trình độ khá. Lý thuyết jazz có ích cho mọi thể loại nhạc khác vì nó phức hợp, đa dạng và bao trùm rất nhiều hướng âm nhạc. Chẳng hạn, hòa âm jazz làm nền tảng cho hòa âm fusion, rock và cả electronica.
Lý thuyết phối khí trong jazz khiến cho người sở đắc nó dễ dàng ứng dụng vào pop, soul và cả cổ điển. Kĩ thuật nhạc cụ jazz thì tuyệt vời, vô song: những bậc thầy về kèn, đàn phím và guitar đều xuất thân từ jazz. Và trên hết, jazz là một thứ nhạc hình như khó bề tự học. Người tự học mau chóng lạc vào rừng những khái niệm, những cấu trúc, những hệ thống kĩ thuật vừa phức tạp vừa đầy ngẫu hứng, đến độ nếu không bỏ cuộc thì lại tự lừa dối mình, rằng ta đây hiểu jazz rồi, rằng cái gì cũng là jazz!
Và jazz Việt đã được xây bằng quan niệm như thế: cái gì cũng là jazz.
Chỉ có một số ít những người chơi jazz như Trần Mạnh Tuấn, Trọng Hiếu hay Quyền Thiện Đắc có học jazz ở trường một cách căn cơ; và hiển nhiên, những học trò jazz như vậy phải mất rất nhiều thời gian cho việc “ngấm” cái gọi là standard jazz. Jazz tiêu chuẩn, tức jazz Mỹ thời kỳ phôi thai, với những phong cách swing, be-bop, với biên chế dàn nhạc diexiland hay tam tấu, là những bài học không thể bỏ qua cho người muốn luyện jazz. Mà bài bản của standard jazz thì nhiều không kể xiết: những real books, fake books dày cộp cả nghìn trang chắc chắn làm những người thiếu kiên nhẫn bỏ cuộc ngay từ ngày đầu. Thế nên người học jazz căn cơ ở nước ta cứ gọi là… lá mùa Thu.
Vậy thì, những người tự xưng là jazzmen ở Việt Nam đang chơi loại jazz gì?
Nếu dễ tính, ta có thể gọi là contemporary jazz, hay modern jazz. Đương đại, hiện đại là những thuật ngữ rộng thùng thình đủ sức chứa tất cả những gì mông lung và khó xếp loại nhất. Thật tình mà nói, do những biến cách của jazz quốc tế ngày càng nhiều, người ta dễ dàng lập lờ nhét nhiều thứ phi-jazz vào jazz mà không mang tiếng khiên cưỡng. Chơi nhạc pop, đưa vài hợp âm min 9 hay maj 13 vào, là “có mùi” jazz ngay. Chơi blues cổ kiểu B.B.King, cũng chen ngang vài hợp âm chồng chất để lai jazz một cách hợp lý. Rồi world jazz, ôi chao, đấy mới là thế giới biến ảo của những cái phi-jazz – không cần biết jazz là gì, biên chế dàn nhạc hay hòa thanh cũng chẳng dính dấp chút gì vào jazz, mà lại cứ là jazz, ai cấm được nào?
Vậy, Tùng Dương đang hát jazz, nhạc của Huy Tuấn và Anh Quân cũng jazz, Hà Dũng rất nhiều sáng tác jazz, và cơ man nào là jazz ở xứ Việt mênh mông này. Càng ở Việt Nam lâu, jazz càng biến cách đến khó lòng nhận ra vậy sao? Hay nước ta chỉ có mỗi một loại nhạc, là jazz?
Bài 3: Trumpeter Cường Vũ - Những người yêu thích jazz sẽ tự tìm đến nó
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 7/1, rạng sáng 8/1 - lienminhbng.org cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và link xem trực tiếp bóng đá: Cúp Liên đoàn Anh, Cúp Nhà vua, Cúp Liên đoàn Bồ Đào Nha...
Phụ công Bích Thủy chơi khá hay ngay trận đấu ra mắt CLB GS Caltex ở giải VĐQG Hàn Quốc, giúp đội này cắt chuỗi thua khi đánh bại đội xếp số 1 trên BXH.
Trái với dự kiến ban đầu, Giải bóng chuyền nữ vô địch CLB châu Á – AVC Challenge Cup 2025, sẽ không được tổ chức tại Hàn Quốc như kế hoạch, thay vào đó là Việt Nam. Giải đấu dự kiến diễn ra từ ngày 20-27/4 năm 2025.
Jude Bellingham chưa bao giờ đánh mất vị trí của mình ở Bernabeu, bất chấp việc chủ đề tại Real Madrid thường xoay quanh Vinicius Junior hoặc Kylian Mbappe.
XSMN 8/1: Xổ số miền Nam ngày 8/1/2025 gồm các tỉnh Đồng Nai, Sóc Trăng và Cần Thơ. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Tư ngày 8/1 trên lienminhbng.org.
Sau khi Đình Triệu tỏa sáng trong màu áo ĐTQG Việt Nam tại AFF Cup 2024, cuộc sống cá nhân của anh thu hút sự quan tâm của người hâm mộ. Ít ai biết rằng, Đình Triệu có một người vợ trẻ xinh đẹp, là hậu phương vững chắc cho hành trình sự nghiệp của anh.
AFF Cup 2024 không chỉ đánh dấu chức vô địch lịch sử của đội tuyển Việt Nam mà còn là giải đấu để lại những kỷ niệm sâu sắc cho tiền vệ Doãn Ngọc Tân – một tân binh có hành trình đầy cảm xúc với đội tuyển quốc gia.
XSMB 7/1: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Hai ngày 7/1/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên lienminhbng.org.
Tin chuyển nhượng 7/1: MU muốn chiêu mộ Kolo Muani khi hết cửa với Gyokeres; Barcelona để mắt tới Son Heung-Min; Chelsea muốn mua lại hậu vệ Marc Guehi; Chiesa xác nhận ở lại Liverpool.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son, người dính chấn thương nghiêm trọng trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024, đang có những dấu hiệu hồi phục tích cực. Theo cập nhật mới nhất từ đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, khả năng anh trở lại thi đấu với 100% phong độ là hoàn toàn khả thi.
Trưởng đoàn Trần Anh Tú, HLV Kim Sang Sik và đội trưởng Duy Mạnh đại diện đội tuyển Việt Nam cùng lãnh đạo LĐBĐVN, Sở VH,TT&DL tỉnh Phú Thọ đã mang Cúp vô địch ASEAN Cup 2024 về đất Tổ, lên đền Thượng dâng hương, báo công với các Vua Hùng.
Pha lập công thiếu fair-play của Supachok Sarachat trong trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 đang thu hút sự chú ý đặc biệt khi dẫn đầu cuộc bình chọn Bàn thắng đẹp nhất giải đấu. Điều trớ trêu là chính các cổ động viên Việt Nam lại đóng vai trò lớn trong việc đưa bàn thắng này lên vị trí dẫn đầu.
HLV Kim Sang Sik khẳng định ĐT Thái Lan đã không chơi đẹp trong bàn thắng của Supachok. Ông cũng tiết lộ những câu nói đã giúp ĐT Việt Nam vượt qua áp lực để vô địch AFF Cup 2024 sau trận chung kết nghẹt thở với Thái Lan.