02/09/2013 21:20 GMT+7 | Bóng đá Anh
(lienminhbng.org) - Tâm điểm của mùa Hè này nằm ở những cái tên như Gareth Bale, Luis Suarez, Wayne Rooney và Cesc Fabregas. Những lùm xùm xung quanh tương lai của họ đã gây mệt mỏi cho tất cả và làm không ít người khó chịu.
“Hãy đập nát cái thị trường này đi, nó hoàn toàn là một trò đùa”, HLV Ian Holloway của Crystal Palace đã tỏ ra bức xúc như vậy cách đây ít ngày, “Hãy làm theo cái cách mà chúng ta đã từng thực hiện”.
Holloway không phải người đầu tiên nói như thế về kỳ chuyển nhượng mùa Hè (và cả mùa Đông). Hồi năm 2008, Steve Coppell, khi đó là HLV của Reading, cũng ca thán: “Tôi chẳng thấy logic nào trong kỳ chuyển nhượng cả. Nó mang tới những bất ổn về tâm lý, là nguyên nhân cho sự lộn xộn từ truyền thông và đồng nghĩa với việc các CLB có thể mua quá nhiều cầu thủ.”
Holloway bất bình với thị trường hiện tại - Ảnh: Getty
Cả Holloway và Coppell đều không cho thấy sự ủng hộ với cách hệ thống chuyển nhượng của chúng ta đang vận hành. Vậy giải pháp là gì? Trở lại với cách thức truyền thống, cho phép thị trường hoạt động suốt cả mùa bóng, ngoại trừ vài tuần cuối cùng. Nào, hãy cùng nghĩ về chuyện này:
Hệ thống quy tắc chuyển nhượng hiện hành đang cho phép các cầu thủ có nhiều tự do hơn. Nhưng họ cũng có ít thời gian hơn để thực hiện các thương vụ. Những đội bóng lớn vẫn cướp đi các ngôi sao từ đội bóng nhỏ. Trong quá khứ, họ từng được phép làm điều đó bất kì khi nào họ muốn. Thị trường chỉ thực sự đóng cửa vào ngày thứ Năm lần ba của tháng Năm, ngay trước khi mùa giải hạ màn.
Hãy cũng trở lại cuối mùa bóng 1995-96, Man City đang ở gần khu vực xuống hạng. Họ lập tức bán Garry Flitcroft, tài sản giá trị nhất của đội, cho gã nhà giàu Blackburn Rovers. Đương nhiên, cái giá phải trả là suất xuống hạng nhưng City đã có được món hời (trước khi CLB xuống hạng và khiến giá của Garry Flitcroft rớt thảm hại). Trong hiện tại, chuyện này không thể xảy ra.
Garry Flitcroft từng bị bán trong những ngày cuối cùng của mùa giải - Ảnh: Getty
Việc FIFA chia hai kỳ chuyển nhượng mùa Hè và kỳ chuyển nhượng tháng Một hồi năm 2002 đã làm thay đổi bóng đá Anh và thế giới. Một nghành công nghiệp đã thực sự ra đời. Thế giới chuyển nhượng trở thành thế giới tin đồn. Rất nhiều nhà báo tự xưng là những “chuyên gia chuyển nhượng”, các gameshow chuyên về chuyển nhượng ra đời, mục tin đồn xuất hiện ở rất nhiều trang báo. Hãy thử tưởng tượng cảnh đó sẽ diễn ra suốt cả năm.
Những người đại diện sẽ có nhiều quyền lực hơn trong khi việc thị trường mở cửa liên tục và các thương vụ diễn ra chóng vánh khiến khái niệm “chiến lược chuyển nhượng” của các HLV biến mất.
Chúng ta vẫn biết thị trường hiện tại tồn tại nhiều quy tắc riêng: CLB không được tiếp xúc với cầu thủ khi chưa được đơn vị chủ quản cho phép. Họ không được ủng hộ để đối thoại với nhau. Khi những quy tắc đó sụp đổ, tổn thất đầu tiên cho các CLB là danh dự và sự tôn trọng. Các đội bóng sẽ phải học cách làm quen với sự bất ngờ khi đối tác gõ cửa với những lời đề nghị thấp hơn giá trị của cầu thủ. Alan Pardew từng đặc biệt tức giận khi Arsenal hỏi mua Yohan Cabaye dù đề nghị của đội bóng thành London rất phù hợp với quy tắc. Luật chuyển nhượng hiện hành cho Pardew (và các HLV khác) phủ nhận mọi hợp đồng mà họ không thích.
Một thị trường lẽ ra nên được thiết lập dựa trên giá trị thật của hàng hóa. Nhưng ngày nay, nó đang được xây dựng bởi các kĩ thuật đàm phán và quan điể của từng đối tượng. Khi Man United hỏi mua Marouane Fellaini và Leighton Baines, Everton đã hét lên “xúc phạm và nhạo báng” dù hợp đồng của cả hai không hề có điều khoản “not for sale” (không phải để bán).
Các HLV hành động vì lợi ích CLB mà không quan tâm tới giá trị thật của cầu thủ - Ảnh: Getty
David Moyes, đương kim HLV Man United, cựu HLV của Everton đã nói: “Nếu tôi vẫn là HLV của Everton và Sir Alex Ferguson tới hỏi mua Marouane Fellaini cùng Leighton Baines, tôi sẽ thấy thật khó để giữ họ ở lại. Tôi cảm thấy điều đúng đắn nên làm là thực hiện việc có lợi cho các cầu thủ.”
Nhưng hồi năm 2009, khi City cố mua Joleon Lescott, David từng nói: “Chúng tôi phải làm điều đúng đắn cho CLB.”
David, ông thay đổi rồi.
Đương nhiên, vẫn còn những cách khác cho các CLB muốn chiêu mộ cầu thủ. Mourinho đã nói về Rooney hôm thứ Hai: “Một cách khác là cậu ấy phải nói ‘tôi muốn ra đi’ hay ‘tôi muốn ở lại’.”
Nhưng như chúng ta đã biết, Mourinho chỉ nhận được câu trả lời “lạnh lùng” từ Rooney khi trung phong người Anh công khai thể hiện tình cảm với người hâm mộ United.
Các quy định hiện hành của thị trường không ủng hộ việc cầu thủ nói về mong muốn của họ. Gareth Bale và Rooney đều chẳng nói gì trong cơn bão thông tin đang vây lấy các anh. Fabregas chỉ thực sự lên tiếng khi Man United gửi tới hợp đồng thứ hai. Luis Suarez là một tượng đài, tượng đài của sự thật nhưng sau đó, anh cũng im lặng. Sự im lặng đó có phải được mua bởi một hợp đồng mới (với mức lương cao hơn?) từ phía “The Kop” hay bởi các đối tác (Real, Arsenal) đã quan tâm ít hơn?
Suarez là kẻ liều lĩnh dám công khai đòi ra đi - Ảnh: Getty
Nếu thị trường vẫn hoạt động theo cách cũ, Rooney và Suarez sẽ tiếp tục bị kích động (và lung lay?) còn Fabregas sẽ nhận được tới 10 lời đề nghị. Không ai, kể cả Holloway muốn thấy điều đó. Thị trường chuyển nhượng ngày nay rõ ràng là một hệ thống không hoàn hảo. Nhưng ít nhất, nó cũng kết thúc vào thứ Hai (ngày mai). Những quy tắc đạo đức vẫn chiếm ưu thế và sự mệt mỏi của 3 tháng Hè sắp tan biến.
Vậy nên than phiền ít thôi và hãy chơi trận cầu của bạn.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất