'Khảo cổ học biển đảo' được dạy kỹ lưỡng hơn cho sinh viên khoa Lịch sử

16/11/2016 13:30 GMT+7 | Văn hoá

 

 

(lienminhbng.org) - Đây là vấn đề được đặt ra tại khoa Lịch sử, ĐH Quốc gia hà Nội.

Theo đó, từ việc thu thập các tư liệu  nghiên cứu biển đảo Việt Nam, cũng như về hệ thống  lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu trên thế giới, hội thảo sẽ là cơ sở quan trọng để môn học "khảo cổ biển đảo" từng bước được xây dựng và giảng dạy cho sinh viên khoa Lịch sử, ĐH QG Hà Nội trong những năm tới.

 

 

Một số mảnh gốm, sành có niên đại thời Trần Lê từng được khảo cổ học Việt Nam tìm thấy tại đảo Trường Sa Lớn

Thực tế, từ  năm 2014, khi Trung Quốc tiến hành một số đợt khảo cổ trái phép quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và tuyên bố xin đăng ký danh hiệu Di sản Thế giới cho "Con đường tơ lụa biển Đông", vấn đề khảo cổ học biển đảo Việt Nam đã thu hút sự chú ý lớn của dư luận. Dù còn thiếu kinh nghiệm và hạn chế rất lớn về phương tiện, ngành khảo cổ học Việt Nam thời gian qua cũng đã có một số đợt khai quật tại các vùng đảo - đặc biệt là vùng quần đảo Trường Sa - và thu về nhiều hiện vật có giá trị trong việc khẳng định chủ quyền.

Cúc Đường
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm