Trong chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời” ngày 27/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã trả lời một số vấn đề liên quan đến vụ 3 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin ở Quảng Trị; vấn đề BHYT, chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải BV.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
* Nhiều thư gửi về chương trình bày tỏ bức xúc về việc 3 cháu nhỏ tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị. Vụ việc này mới đây đã có thông tin chính thức từ phía cơ quan điều tra. Bộ trưởng có ý kiến gì về việc này?
- Trước hết, thay mặt lãnh đạo ngành Y tế Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn và sự cảm thông sâu sắc đối với gia đình 3 trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại tỉnh Quảng Trị.
Đây là một sự việc hi hữu, rất nghiêm trọng và chưa từng xảy ra trong lịch sử 25 năm tiêm chủng ở Việt Nam. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã cử ngay một đoàn công tác kết hợp với công an và y tế địa phương điều tra.
Ngày 10/10 vừa qua, Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết định khởi tố vụ án do vô ý làm tử vong 3 trẻ sơ sinh do thực hành kỹ thuật tiêm chủng. Nguyên nhân không phải là do vắc xin mà do những người thực hiện tiêm chủng không làm đúng kỹ thuật tiêm chủng, dẫn đến tử vong cho các cháu.
Nhân dịp này, chúng tôi mong các bà mẹ tiếp tục đưa con đến tiêm chủng vì tương lai của các cháu, đồng thời chúng tôi muốn gửi thông điệp đến các bạn đồng nghiệp làm công tác tiêm chủng trong toàn quốc là chúng ta đã rất vất vả trong nhiều năm qua trong hoạt động bảo vệ, phòng bệnh và giảm tử vong cho hàng triệu trẻ em, nhưng nếu chỉ một chút sơ xuất là có thể dẫn đến tử vong và những tai biến đáng tiếc cho các cháu. Vì vậy, mong các bạn hãy làm hết trách nhiệm, cố gắng cao nhất và đặt an toàn tiêm chủng cho các cháu lên trên hết.
* Gần đây, một số cử tri gửi thư tới Chương trình ghi nhận đã có những cải thiện đáng kể, đặc biệt là trong vấn đề cải cách thủ tục hành chính khi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến nói vẫn còn tình trạng phân biệt đối xử, lạm dụng BHYT trong việc kê đơn thuốc, biệt dược và trong xét nghiệm. Chính vì vậy, nhiều người bệnh hiện nay vẫn băn khoăn về việc nên khám chữa bệnh bằng BHYT hay tự bỏ tiền để sử dụng dịch vụ BHYT? Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?
- Đúng là có một số trường hợp như vậy. Mới đây qua tiếp xúc cử tri, chúng tôi thấy cử tri phản ánh có sự phân biệt đối xử giữa người khám bệnh BHYT và người khám dịch vụ. Điều này trong ngành Y là không chấp nhận được. Bởi vì dù chữa bệnh bằng hình thức nào thì trước mặt y, bác sỹ đều là bệnh nhân và đều phải khám chữa bệnh cho họ với kết quả cao nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng một vài trường hợp cá biệt không thể biến thành phổ biến, bởi vì BHYT Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được thành tựu rất đáng kể. Theo thống kê, năm 2012, số lượt người đi khám chữa bệnh bằng BHYT là 121 triệu lượt người; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm là 68% trong cả nước; nguồn thu và chi cho khám chữa bệnh trong toàn quốc có đến 60 -80%, tùy theo tuyến, là từ BHYT.
Như vậy BHYT vẫn thu hút rất nhiều người đến khám, chữa bệnh, điều mà nhiều quốc gia khác chưa chắc đã thực hiện được, vì bảo hiểm của chúng ta là BHXH và cung cấp dịch vụ y tế cơ bản với mệnh giá chỉ hơn 500.000 đồng nhưng những người tham BHYT được chữa bệnh, thậm chí còn được sử dụng các kỹ thuật cao, kể cả những bệnh mãn tính như chạy thận nhân tạo, mổ tim và can thiệp tim mạch. Những chi phí đó có thể là 100- 200 triệu đồng đến 300 - 400 triệu đồng, nhưng BHYT vẫn thanh toán.
Tuy nhiên, BHYT chưa hấp dẫn được người dân là do giá dịch vụ y tế qua 17 năm vẫn chưa thay đổi và rất thấp (ví dụ tiền khám bệnh chỉ 3.000 đồng). Thông tư 04 liên Bộ đã điều chỉnh giá dịch vụ 3/7 yếu tố, gồm chi phí khám bệnh, tiền giường bệnh và một số chi phí trực tiếp. Như vậy người bệnh trước đây do giá thấp phải bỏ tiền ra để bù vào giá thật thì hiện nay, giá đó đã được bảo hiểm thanh toán. Đăc biệt là đối với những người nghèo và người cận nghèo, những đối tượng này được Nhà nước mua cho thẻ bảo hiểm (ví dụ người nghèo được Nhà nước hỗ trợ 100%, người cận nghèo 70%, một số địa phương đã mua thêm 30% cho người cận nghèo).
Người dân cũng hiểu rằng việc thay đổi, cải thiện một bộ mặt chung cho Bộ Y tế thì không phải là câu chuyện một sớm một chiều mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác.
* Thưa Bộ trưởng, một công chức Nhà nước đang có một người thân nằm viện trong một tâm trạng khá bức xúc, đã viết thư nói rằng viện phí điều chỉnh được 1 năm rồi mà hàng ngày chúng tôi vẫn chỉ nhìn, nghe, đọc về những chuyện như: Cơ sở vật chất xuống thấp, y đức xuống cấp. Không rõ mục tiêu tăng viện phí là gì nếu nó không cải thiện chất lượng khám chữa bệnh?. Cách đây 5 tháng, tôi thấy Bộ trưởng từng nói đến kế hoạch kế chi tiết để giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Kế hoạch này đã được thực hiện cụ thể ra sao hay đến nay vẫn chỉ là đề án trên giấy tờ, thưa Bộ trưởng?
- Điều chỉnh giá dịch vụ thực chất có 3/7 yếu tố để tạo thành giá. Trong 3 yếu tố đó mới tính từ 60 - 90%, chứ chưa tính hết 100% của 3/7 yếu tố đó. Cho nên khi điều chỉnh giá dịch vụ thì chất lượng cơ sở vật chất cũng chưa thể tăng lên ngay được và cũng không thể giảm tải bệnh viện ngay được. Việc quá tải là do số giường bệnh/10.000 dân của chúng ta quá thấp, hiện nay mới đạt 22,5, trong khi đó, tối thiểu phải là 39 giường bệnh/10.000 dân. Vì vậy, muốn giảm tải, chúng ta phải tăng giường bệnh và mở thêm bệnh viện.
Để dần giải quyết tình trạng này, thời gian qua Chính phủ đã hỗ trợ xây dựng các bệnh viện mới ở tuyến huyện và các bệnh viện tuyến tỉnh ở vùng khó khăn được tăng thêm số giường bệnh. Đối với tuyến Trung ương, bằng nguồn đầu tư và phát triển, Bộ Y tế cũng đã mở rộng Bệnh viện K Tân Triều cơ sở 3, Bệnh viện Nội tiết cơ sở mới, xây thêm tòa nhà ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy, xây thêm toàn nhà mới của Bệnh viện Da liễu, đồng thời sẽ xây thêm toà nhà mới của Bệnh viện Lão khoa, mở mang mới thêm các khoa khám bệnh, buồng bệnh trong các bệnh viện...
Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chi khoảng 20 ngàn tỷ đồng để xây mới cơ sở 2 của các bệnh viện ở tuyến cuối cho 5 chuyên khoa quá tải tại Hà Nội và TP HCM, xây các bệnh viện qui mô khoảng 1.000 giường trở lên. Muốn làm được những việc này cũng không dưới 3 năm. Giải pháp thứ hai là giải pháp căn cơ, cơ bản lâu dài và đã triển khai, đó là xây dựng mạng lưới bệnh viện vệ tinh của 5 chuyên khoa quá tải. Bệnh viện vệ tinh chính là các bệnh viện tuyến tỉnh mà Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các bệnh viện tuyến cuối chuyển giao kỹ thuật cao cho tuyến dưới và tuyến tỉnh sẽ tự thực hiện những kỹ thuật đó mà không cần chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.
Như vậy, sau khi triển khai (2 - 3 năm), 49 bệnh viện vệ tinh của 36 tỉnh sẽ thực hiện được các kỹ thuật cao, đồng thời, ngành Y tế cũng tăng cường thí điểm mạng lưới bác sỹ gia đình để cho người sát với người dân hơn và chăm sóc những bệnh đơn giản, thông thường mà không cần phải đến bệnh viện.
Bộ Y tế cũng sẽ trình Ban cán sự Đảng Chính phủ và Bộ Chính trị “Đề án về y tế cơ sở”, trong đó xây dựng chuẩn về trạm y tế quốc gia mới. Theo đó, bệnh nhân khám BHYT sẽ yên tâm vì hiện nay 40% bệnh nhân đã khám bệnh ở trạm y tế xã.
Tất cả những chương trình đó chắc chắn sẽ có kết quả và đây là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn đất nước, nhưng nhanh nhất cũng phải một vài năm tới chúng ta mới thấy hiệu quả được.
HLV Kim Sang Sik ví đội tuyển Thái Lan như một “ngọn núi cao” nhưng theo quan điểm của ông, núi nào cũng có thể vượt qua và đội tuyển Việt Nam tự tin có thể vượt qua.
Cập nhật chung kết Việt Nam vs Thái Lan hôm nay 1/1: HLV Kim Sang Sik tự tin có thể đánh bại Thái Lan ở chung kết ASEAN Cup 2024. Đình Triệu giao tiếp với các đồng đội tốt hơn Nguyễn Filip.
Đánh giá cao sức mạnh của đội tuyển Việt Nam nhưng ông Masatada Ishii, HLV người Nhật Bản tự tin khẳng định Thái Lan sẽ giành chiến thắng trong cả hai lượt trận chung kết.
Sự lôi cuốn, sự bất ngờ, sự khó nắm bắt và khả năng biểu đạt thú vị của Màu nước đã thu hút họa sĩ Nguyễn Thu Hà, chị chọn màu nước, để kể câu chuyện của mình, kể câu chuyện của những người xung quanh…
Đối đầu Việt Nam vs Thái Lan: Cặp đấu "kẻ tám lạng, người nửa cân" ở chung kết AFF Cup 2024 được người hâm mộ hết sức đón chờ, bởi đây được coi là trận Kinh điển phiên bản Đông Nam Á.
Sau quãng thời gian dài căng mình tập luyện cho Bước nhảy hoàn vũ, mới đây Quỳnh Nga đã có chuyến đi Nhật, làm khách mời liveshow ca sĩ Khánh Phương và đi du lịch "xả hơi".
VTV Countdown được truyền hình trực tiếp trên Kênh VTV1 từ 22 giờ 10 phút ngày 31/12/2024 đến 0 giờ 15 phút ngày 1/1/2025 đã mang đến những cảm xúc đáng nhớ trong thời khắc đón năm mới 2025.
Đội hình dự kiến Việt Nam vs Thái Lan: HLV Kim Sang Sik đã bố trí 6 đội hình xuất phát khác nhau từ đầu AFF Cup 2024, và ông sẽ không ngần ngại làm điều đó lần thứ 7 ở trận chung kết lượt đi tại Việt Trì.
Vượt qua những khó khăn của giai đoạn "mùa Đông" trên thị trường tiền điện tử, ngành tiền số đã có một năm 2024 thành công rực rỡ khi đồng bitcoin tăng vọt từ khoảng 40.000 USD vào đầu năm lên trên 100.000 USD trong tháng cuối năm.