04/12/2008 06:00 GMT+7 | Phóng sự
Hai mươi phát tấu chùa Bi
Trai đi được vợ, gái đi được chồng |
Nguồn gốc bí ẩn của trò Ổi lỗi…
Ông Song giới thiệu một tượng Tiên |
Sáu ông Lộng |
Tam quan chùa Đại Bi nhìn từ bên trong |
Tượng rối, lễ nghi và nhạc cụ của Phường Rối…
“Nhân vật chính” của trò Ổi lỗi là sáu cái đầu tượng cùng cỡ làm bằng gỗ phủ sơn ta, vẽ mày vẽ mặt rất đẹp gọi là “sáu ông Lộng”. Mỗi đầu tượng này làm bằng gỗ, hình đầu người rỗng, có cán cầm tay ở gáy tượng, dài khoảng 40cm, đường kính lòng 30cm, nặng khoảng 3kg/đầu (khi cầm để múa khá nặng). Tại sao gọi là “Lộng” thì những người biểu diễn cũng không giải thích được, lại tạm phỏng đoán, căn cứ vào vẻ mặt tươi tắn của các đầu tượng, thứ nhất có thể là chữ “Lộng” trong chữ “hí lộng”. Hoặc là chữ “Lộng” trong chữ “ra khơi vào Lộng” (căn cứ theo thuyết ông thần Sóng). Trong sáu đầu tượng này thì chia ra hai đầu tượng “chúa Lộng”, hai pho này mặt đỏ, miệng rộng có râu ria (khi múa, thì người của thôn Vân Tràng, thôn “anh cả” cầm hai đầu tượng này). Tiếp theo là hai tượng “cóc vàng” (gọi vậy là vì trên đầu một tượng có một con cóc vàng), hai pho này sơn mặt màu hồng nhạt (thôn Giáp Tư, là thôn “anh hai” cầm múa). Cuối cùng gọi là hai pho tượng “Tùy trắng”, hai pho này mặt sơn trắng, có đặc điểm là mũi rất to, miệng rất rộng, (do người của thôn Giáp Tư, thôn “em út” cầm múa).
Sáu đầu tượng nhỏ hơn làm bằng gỗ đặc, người cầm ở cổ tượng, dài khoảng 30cm, nặng khoảng 1kg/tượng. Gồm các pho: Hai pho tượng Tiên; một tượng gọi là tượng Chàng; một tượng Hậu (hoặc gọi là tượng Nàng Ruông); một tượng ông Mách (tựa như nhân vật dẫn chuyện), và cuối cùng là tượng ông Chớp. Những tượng này đội mũ hoặc vấn tóc theo lối cổ, chân dung cũng rất tươi tỉnh. Mỗi một loại tượng đều có bài múa và hát kèm theo (múa hát Dâng Chàng, Dâng Tiên...).
Nhạc cụ của buổi trình diễn thuần túy là dùng bộ gõ, gồm 2 cái mõ làm bằng gốc tre; 1 trống bảng (đường kính mặt khoảng 40cm, gõ bằng mảnh nứa chứ không phải bằng dùi); 2 trống cơm; 2 thanh la; 1 trống cái để gõ cầm canh chuyển làn điệu; 1 chuông đẩu và 1 trống thày bói dùng để gõ theo trống cái. Khi hát thì có hai người hát, phải khoanh tay mà hát. Tuy chỉ có một bộ gõ thôi, nhưng tới 26 bài ca, 32 làn điệu rất phong phú và phức tạp tinh kỳ (có một bài cuối cùng là bài Dâng Phú, đến màn này là bài văn ca có nhiều tên “húy” của các thánh. Do vậy không được ghi ra giấy, các ông trùm phường rối quỳ đọc lẩm nhẩm, đánh trống lấp tiếng đi không ai nghe rõ. Bài Dâng Phú chỉ được truyền khẩu riêng cho những người kế nghiệp làm trùm phường).
Đã có một thời chủ trương “bài phong” khiến tượng rối phải đem đi giấu. Rồi được Bảo tàng tỉnh mượn để tới khi đòi được tượng rối về, thì bị vặt hết cả râu tượng... Trò Ổi lỗi, một trong những màn trình diễn dân gian đặc sắc xứ Bắc đã trải qua nhiều thời khắc thăng trầm và nay đang đứng trước nguy cơ mai một... Đón xem tiếp câu chuyện về số phận của trò Ổi lỗi hay Rối Đầu Gỗ tại Nam Giang, Nam Định, trong chuyên mục Báo động từ vốn di sản trên TT&VH Cuối tuần số tới. |
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất