Vụ Armstrong: Những hậu quả của lời thú tội

17/01/2013 08:05 GMT+7 | Thể thao

(lienminhbng.org) - Ngoài việc phải trả lại bảy triệu euro tiền thưởng cho các chiến thắng tại các giải đua xe đạp Tour của nước Pháp, tay đua Lance Armstrong còn có thể phải vào tù vì tội tuyên thệ giả dối.

Armstrong đã thú nhận tội lỗi trên talkshow cùng Opra Winfrey

Nhà tù và phá sản. Bóng đen của hai con ma nói trên đang bủa vây Lance Armstrong,  tay đua xe đạp vừa thú tội đã sử dụng các chất kích thích trong sự nghiệp của mình, khi trả lời phỏng vấn ngôi sao truyền hình người Mỹ, Oprah Winfrey. Cuộc nói chuyện kéo dài hai tiếng rưỡi được tiến hành tại nhà riêng của cựu VĐV Armstrong, tại Austin. Băng ghi hình sẽ được phát trên truyền hình Mỹ vào thứ 5 tới, vào giờ đông khán giả xem nhất. Oprah Winfrey vui mừng thông báo trên Twitter: Armstrong đã chuẩn bị kỹ trước cuộc phỏng vấn.

Không những  bị Liên đoàn Xe đạp Quốc tế (UCI) tước bỏ bảy chức vô địch giải đua Tour de France giành được trong các năm từ 1999 đến 2005, Armastrong còn phải đối mặt với một án tù, nếu cuộc phỏng vấn khẳng định VĐV này đã sử dụng doping. Năm 2005, Armstrong đã tuyên thệ là chưa bao giờ sử dụng chất kích thích và không có bất cứ mối quan hệ nào với Michele Ferrari, bác sỹ bị cơ quan chống doping của Mỹ (USADA) coi là chủ mưu. Các cuộc nghiên cứu do USADA tiến hành đã bác bỏ cả hai sự khẳng định nói trên. Ở nước Mỹ, việc tuyên thệ giả dối bị coi là tội hình sự. Ai nói dối trước tòa án đều có thể  bị tước quyền tự do. Nữ VĐV Marion Jones là người hiểu rõ điều này, vì chính cô vừa hoàn thành 6 tháng tại trại giam ở nhà tù Texas, do nói dối khi tuyên thệ trước các quan tòa về một hệ thống sử dụng doping, giúp cô giành ba huy chương vàng và hai huy chường đồng tại Thế vận hội Sidney 2000.

Armstrong cũng sẽ phải đối đầu với sự phá sản kinh tế. Theo điều 1.2.037 của cơ quan cao nhất ngành đua xe đạp, tay đua người Mỹ sẽ phải trả lại tất cả các giải thưởng giành được trong thời gian sử dụng doping, có nghĩa là từ 1 tháng 8 năm 1998. Như vậy, VĐV người bang Texas sẽ mất 6.7 triệu euro giành được nhờ các chiến thắng trên đường đua, gồm những ngày giành áo vàng (83), các chiến thắng từng chặng (22) và các giải thưởng lớn (bảy) tại nước Pháp. Không những thế, số tiền giành được ở các giải đấu khác cũng sẽ bị mất , như các nhà tổ chức giải Tour Down Under của Australia đang đòi lại 1,5 triệu euro tiền thưởng, vì cho rằng Armstrong đã sử dụng chất kích thích trong các giải của 2009, 2010 và 2011.

Trong danh sách những chủ nợ của Armstrong, năm nay 41 tuổi, còn có SCA Promotions, một hãng bảo hiểm đã trả cho tay đua người Mỹ 5,5 triệu euro vì những chiến thắng tại Tour de France, và cả tờ The Sunday Times của nước Anh.  Chính tờ báo này đã bị Armstrong tố cáo về tội lăng mạ vào năm 2004. Nhưng vào tháng 12 vừa qua, tở báo này đã kiện ngược và bây giờ đòi tay đua 41 tuổi phải bồi thường 1,2 triệu euro vì tội làm nhục người khác. Tờ The Sunday Times còn thuê nhà báo David Walsh, người theo đuổi “vụ Armstrong” trong nhiều năm làm một quảng cáo dưới hình thức thư ngỏ đăng trên tờ Chicago Tribune, trong đó đặt ra 10 cầu hỏi mà ông muốn ngôi sao truyền hình Winfrey  đặt ra cho Armstrong.

Sự sụp đổ của tay đua người Mỹ không dừng lại đó. Các nhà tài trợ của Armstrong đồng loạt quay lưng lại với VĐV này. Một trong số họ là Nike, cách đây ba tháng đã thông báo cắt đứt hợp đồng bạc triệu đô la gắn với cả hai trong suốt 16 năm qua. . Riêng vụ ly dị này, theo tính toán của tạp chí Forbes, đã làm cho cựu VĐV đua xe đạp này mất khoảng 38 triệu euro. Một số hãng thương mại khác như Trek, Oakley, Anheuser-Bush và Honey Stinger cũng đi theo con đường của Nike. Tuy nhiên, Nike vẫn duy trì mối quan hệ với Livestrong, quỹ do tay đua nối trên sáng lập năm 1997 sau khi vượt qua căn bệnh ung thư ở hai quả trứng của đàn ông. Sự liên kết này đã thành công lớn khi quyên góp được 61 triệu euro. Với một tài sản cá nhân trị giá khoảng 100 triệu euro, Armstrong có thể mất gần 150 triệu euro từ sự rút lui của các nhà tài trợ, trận chiến pháp lý và tiền bồi thường.

Vẫn chưa hết, cựu tay đua người Mỹ còn có thể đương đầu với tội đe dọa nhân chứng, gồm những nhân viên hỗ trợ Armstrong trong thời gian ở các giải của Motorola, US Postal hoặc Discovery Channel, những người đã hợp tác trong cuộc điều tra do Cơ quan chống doping của Mỹ tiến hành.

Vì sự giả dối, Armstrong đang chờ đợi một tương lai u ám ở phía trước.

Khang Chi
Thể thao & Văn hóa


Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm