Những thắc mắc thú vị về lễ bốc thăm vòng bảng World Cup 2014

06/12/2013 22:00 GMT+7 | Hành tinh bóng đá

(lienminhbng.org) - Đúng 22h30 ngày 6/12 (giờ Việt Nam), lễ bốc thăm World Cup 2014 diễn ra. Với 32 đội tuyển được chia đều cho 8 bảng, không một bảng đấu nào được kì vọng sẽ dễ thở.

Trong hầu hết những năm gần đây, điều quan tâm lớn nhất của một đội bóng là liệu họ có rơi vào bảng đấu khó khăn nhất, thường gọi là "bảng tử thần", hay không. Lần này, với những thành tích và thứ hạng vốn có, 23 trong số 25 đội bóng hàng đầu thế giới, có khả năng sẽ rơi vào bảng Tử thần.



Nguy cơ bảng tử thần có thể rơi vào bất cứ đội bóng nào

Các đội bóng được chia làm 4 nhóm:

Nhóm 1 (nhóm hạt giống):  Brazil, Tây Ban Nha, Đức, Argentina, Colombia, Bỉ, Thụy Sĩ và Uruguay.

Nhóm 2 (gồm các đội châu Phi, Nam Mỹ): Algeria, Cameroon, Bờ Biển Ngà, Ghana, Nigeria, Chile và Ecuador

Nhóm 3 (gồm các đội châu Á, Bắc và Trung Mỹ): Mỹ, Costa Rica, Honduras, Mexico, Australia, Iran, Nhật Bản và Hàn Quốc

Nhóm 4 (gồm các đội châu Âu): Bosnia-Herzegovina, Croatia, Anh, Pháp, Hy Lạp, Italy, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Nga.

* Thụy Sỹ và Colombia sẽ làm gì trong nhóm hạt giống?

Các đội hạt giống được chọn căn cứ theo bảng xếp hạng trong tháng 10 của FIFA. Dù thứ hạng này không chính xác hoàn toàn nhưng nó lại là tiêu chuẩn tương đối để đánh giá phong độ của các đội tuyển. Điều này đã lý giải vì sao cả Thụy Sỹ và Colombia, với thứ hạng tốt hơn trên bảng xếp hạng FIFA, đã vượt qua các đội bóng đẳng cấp như Anh, Hà Lan, Italy để có tên trong nhóm hạt giống. Cũng từ đây đã gây ra những tranh cãi nhất định khi FIFA công bố quyết định phân nhóm của họ.

Bất chấp những phàn nàn, người Thụy Sĩ hay Colombia vẫn đang tự tin nhìn vào phía trước. Việc nằm trong nhóm hạt giống sẽ giúp họ may mắn tránh được Đức, TBN và Brazil. Colombia xếp thứ 2 ở vòng loại khu vực Nam Mỹ, chỉ sau Argentina. Trong hai trận giao hữu gần đây, họ đánh bại Bỉ và cầm hòa Hà Lan. Thụy Sỹ cũng vượt qua chiến dịch vòng loại khu vực châu Âu, với 6 chiến thắng trong 10 trận đấu. Từ khi thua Hàn Quốc trong trận giao hữu hồi tháng 11/2012, đã 1,5 năm qua, họ không thua một trận đấu nào. Đó là thành tích đáng nể.

* Tại sao các nhóm bất cân bằng?

Sự chênh lệch là điều có thể nhận thấy. Điều phức tạp chủ yếu là làm sao phia chia đều được các đội bóng ở châu Âu vào các nhóm khác nhau. Kì World Cup này, có tới 9 đội châu Âu không nằm trong nhóm hạt giống. Trước lễ bốc thăm, mỗi đội sẽ được chọn ngẫu nhiên vào bảng có các đội châu Phi và 2 đội không thuộc nhóm hạt giống ở nhóm hai. Điều đó sẽ mang tới những nguy cơ, nhất là khi các đội bóng châu Âu đều nằm ở nhóm 4 và có khả năng phải nằm cùng bảng với Argentina hoặc Brazil.

Trong quá khứ, vị trí khó khăn nhất đều thuộc về các đội bóng không nằm trong nhóm hạt giống của châu Âu. Năm nay, những đội đó có thể là Pháp, đội bóng đã dự World Cup qua con đường play-off.  Nhưng nếu thế, cũng đồng nghĩa với việc Pháp tránh được Hà Lan, Italy hay Anh, những đối thủ nhiều duyên nợ với họ.

Lá thăm run rủi đang chờ tuyển Pháp và nó sẽ quyết định xem cơ hội của đội bóng áo Lam tới đâu. Trước đó, khi FIFA công bố sửa luật với những thay đổi lớn trong việc phân nhóm, người Pháp đã phản đối khi biết họ chỉ nằm trong nhóm 4. Cá nhân ông Micheal Platini, chủ tịch UEFA, cũng ngán ngẩm thừa nhận "Tôi chỉ là một người Pháp ở FIFA".

Liệu còn có kịch bản nào khác?

ĐT Mỹ là một nạn nhân của việc thay đổi luật lệ phân nhóm khi họ rơi vào nhóm 3, với các đội bóng thuộc châu Á. Điều này cũng có nghĩa họ nằm trong nhóm những đội có thứ hạng FIFA thấp nhất, gồm Honduras (41), Iran (45), Nhật Bản (48), Hàn Quốc (54), Australia (59). Với thứ hạng 14, Mỹ đương nhiên là đội mạnh nhất ở nhóm 3. Điều đó cũng có nghĩa các đội bóng châu Âu sẽ hy vọng tránh được họ.

Ở một khía cạnh khác, nhiều fan cũng chờ đợi rằng sẽ chỉ có khoảng 2 bảng đấu có 2 đại diện của châu Âu. Nếu có bảng thứ 3 có 2 đại diện châu Âu, nó sẽ kéo theo những xáo trộn rất lớn ở các bảng đấu còn lại.

Mối lo nào lớn nhất của các ĐT?

Có và không. Nếu bạn là HLV ĐT Mỹ Jurgen Klinsmann, chắc chắn bạn sẽ mong chờ bảng đấu có những đội bóng như Colombia, Bosnia và Hy Lạp, hơn là những đối thủ như Brazil, Hà Lan và Ghana. Nhưng vị trí cùng việc phân nhóm khiến cho xác xuất mà ông Jurgen Klinsmann kì vọng là rất khó.

Vị trí diễn ra các trận đấu ở mỗi bảng cũng là một vấn đề lớn. Brazil là quốc gia có diện tích lớn thứ 5 thế giới và bằng cả diện tích của 4 nước chủ nhà của 3 kì World Cup trước (Nhật Bản và Hàn Quốc, Đức và Nam Phi). Như một kết quả, các đội bóng sẽ phải đối mặt với việc di chuyển với các quãng đường lớn từ ngay ở vòng đấu bảng.

Ví dụ: đội hạt giống của bảng D sẽ phải di chuyển 3000 dặm để chơi các trận đấu ở miền Bắc Fortaleza - Natal  và miền Nam của Sao Paulo. Ngược lại, đội hạt giống ở bảng H sẽ chỉ phải chơi các trận đấu hai thành phố gần nhau của Belo Horizonte là Rio de Janeiro và Sao Paulo. Bên cạnh đó, sự đa dạng của khí hậu vùng miền cũng như hạn chế về số ngày nghỉ cũng ảnh hưởng lớn tới phong độ của các độ tuyển. Như HLV tuyển Anh Roy Hodgson đã thừa nhận, việc chơi bóng ở đâu còn quan trọng hơn họ sẽ chơi trước đối thủ nào.

Các khoảnh khắc của bảng tử thần trong quá khứ

* World Cup 1966: Bồ Đào Nha - Brazil

Huyền thoại Eusebio đã ghi 2 bàn thắng ở ngay vòng đầu tiên để loại ĐKVĐ Brazil.

* World Cup 1970: Anh - Brazil

Gordon Bank cứu thua, Bobby Moore tắc bóng, Carlo Alberto thực hiện đường chuyền siêu đẳng cho Pele là những khoảnh khắc không thể nào quên trong trận chung kết.

* World Cup 1986: Đan Mạch - Uruguay

Đan Mạch đã chơi một trong những trận hay nhất trong lịch sử World Cup của họ và được chiến thắng tưng bừng 6-1

* World Cup 1990: Cameroon và Argentina

Đó là cú sốc đầu tiên ở vòng bảng khi đội bóng châu Phi hạ Argentina bằng bàn thắng của Francois Omam-Biyik tại sân San Siro.

* World Cup 1994: Ireland - Italy

Ray Houghton ghi một bàn thắng tuyệt vời ở sân Giants trong khi East Rutherford tung ra nhát kiếm quyết định và mang về chiến thắng cho Ireland.


T.Giáp
Theo ESPN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm