07/03/2023 19:59 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Theo các chuyên gia, cây xoan là loại cây phổ biến được nhiều người dân, đặc biệt ở vùng nông thôn trồng, chủ yếu để lấy gỗ. Tuy nhiên, nhiều người không biết các bộ phận của cây xoan có chứa nhiều độc tính.
Theo lương y Nguyễn Đình Cự (Hội Đông Y tỉnh Thái Bình), cây xoan được biết đến là loại cây thân gỗ, lâu năm, mọc hoang hoặc được trồng làm cây công trình và lấy gỗ. Lá xoan thuộc dạng lá kép lông chim lẻ với các lá chét mọc đối, có răng cưa ở mép, đầu nhọn và rụng vào mùa đông. Hoa xoan mọc thành chùm, kích thước nhỏ với 5, 6 cánh hình dải. Hoa nở vào tháng ba với màu trắng pha tím và tỏa hương thơm. Quả xoan thuộc dạng quả hạch, có hình oval (như quả trứng), gồm 4 – 5 ô bên trong, mỗi ô chứa một hạt đen hoặc màu nâu nhạt, có vỏ màu xanh khi non và màu vàng khi chín.
Theo lương y Cự, tất cả các bộ phận của cây xoan đều có độc tính. Yếu tố gây độc là các chất gây ngộ độc thần kinh chứa tetranortriterpen và các loại nhựa chưa xác định; hàm lượng cao nhất chứa trong quả xoan. Chỉ cần 15 gam hạt quả xoan là đã có thể khiến cho một con lợn nặng 22kg tử vong.
Các triệu chứng ngộ độc thường xuất hiện chỉ vài giờ sau khi ăn phải quả xoan. Các triệu chứng này bao gồm mất vị giác, nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy, phân có máu, tổn thương dạ dày, sung huyết phổi, trụy tim...và có thể gây tử vong sau khoảng 24 giờ.
Theo lương y Cự, mọi người không nên ăn uống các bộ phận trên cây xoan, nhưng có thể sử dụng một số bộ phân của cây xoan để làm thuốc chữa bệnh ngoài da. "Lá xoan là thành phần cấu thành trong một bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa đau lưng do thoái hóa - thoát vị đĩa đệm cột sống", lương y Cự cho hay.
Cách thực hiện bài thuốc gồm: lá xoan, lá ngải cứu, lá lốt, lá cỏ xước, mỗi thứ 1 nắm; sao với 1 bát muối ăn, sau đó trải lên tờ báo, phủ lên trên thêm một miếng vải. Khi thuốc còn ấm cho bệnh nhân nằm lên có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
Ngoài ra, vỏ cây xoan và vỏ rễ cây xoan, hay còn được gọi là khổ luyện bì, khổ luyện tố… có vị đắng, tính lạnh, có thể dùng để bôi ngoài da trong trường hợp bị chàm, ghẻ, nấm da, viêm da, mề đay.
Mặc dù một số bộ phận của cây xoan có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh nếu dùng đúng cách nhưng lương y Nguyễn Đình Cự khuyến cáo: "Toàn cây xoan đều đó độc, do đó khi sử dụng cần hết sức cẩn trọng và người dân cần phải tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các bộ phận của cây xoan để làm thuốc. Đặc biệt, mọi người không nên dùng các bộ phận của cây xoan làm thuốc trong thời gian dài để tránh tích lũy độc tính",
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất