Lòng tốt, từ 'cổ tích' mơ mộng về bé Hào Anh

07/07/2015 11:58 GMT+7

(lienminhbng.org) - Hai năm gần đây, mỗi năm, Hào Anh lên báo một lần về cách hành xử tệ bạc. Cậu bé 14 tuổi đáng thương 5 năm trước nay là một chàng trai lêu lổng, hư thân. Cậu bé được cả cộng đồng dang tay hỗ trợ năm xưa nay trở thành thành phần nguy hiểm với xã hội khi vừa qua, Hào Anh bị bắt vì cạy cửa vào nhà dân trộm máy tính.

Bà chủ thở dài chua xót. Với bà chủ, Hào Anh, biểu tượng của tình thương, của nghĩa đồng bào nay đã sụp đổ. Sụp đổ theo một kịch bản không ai có thể nghĩ tới. Chuyện cổ tích năm nào nay hóa bi kịch. Và bà chủ mất niềm tin. Bà cần có người để đổ lỗi. Không ai khác, cũng như đám đông, mọi lỗi lầm bà chủ đổ dồn lên Hào Anh.


Hào Anh của trước đây

Theo bà chủ, đáng nhẽ Hào Anh phải vươn lên thành người có ích từ số tiền hỗ trợ lên tới 700 triệu đồng của cộng đồng. Đáng lẽ Hào Anh nên nghĩ tới tâm trạng của các nhà hảo tâm trước khi Hào Anh hành động bất kỳ điều gì. Đáng lẽ Hào Anh phải rút kinh nghiệm từ vụ việc đuổi mẹ ruột ra khỏi nhà năm ngoái... Vô vàn điều “đáng lẽ”.

Nhưng, nói như đạo diễn Trần Văn Thủy: “Cuộc đời và thuyết giáo là khoảng cách quá xa”. Cái “đáng lẽ” của bà chủ là lý thuyết mà ai cũng muốn và nghĩ nó sẽ diễn ra. Song thực tế không thế. Vì thực tế cuộc sống luôn có logic riêng, logic khắc nghiệt không dành cho những người mộng mơ về chuyện cổ tích.

Trong chuyện Hòa Anh, logic đó đơn giản là một cậu bé không được giáo dục từ nhỏ. Tuổi thơ cậu hằn trên khuôn mặt những dấu vết bạo hành. Thời niên thiếu là những vết sẹo ký ức về những tháng ngày khủng khiếp không thể xóa nhòa. Theo thuyết tâm lý học nổi tiếng “Phân tâm học” của  Freud, ẩn ức đó sẽ tác động đến nhận thức và hành vi của Hào Anh sau này. Và số tiền “khủng” của các nhà hảo tâm dành cho Hào Anh là mảnh ghép cuối để làm lên bức tranh bi kịch.

2. Bi kịch này chẳng của riêng Hào Anh (và lỗi lầm cũng vậy). Nó là của toàn xã hội khát khao những điều tử tế mà không thực hiện đúng cách. Tất cả chỉ nghĩ đơn giản là đưa cho cậu bé đáng thương một bọc tiền rồi cậu bé sẽ lên người. Nhưng thực tế đang diễn ra như nào, chúng ta cùng đang đau buồn chứng kiến...

Còn bao nhiêu Hào Anh nữa trong xã hội đang sôi sục vì sự tử tế này?

Nhiều vô cùng những câu chuyện giúp con cá mà không lo cần câu.

Trong những trường hợp mang tính “cứu trợ khẩn cấp”, những hoạt động này có ý nghĩa đặc biệt về tình đồng bào, nghĩa nhân văn. Song, để giúp đỡ một vùng địa lý, một cộng đồng người hoặc một cá nhân đơn độc bị những tổn thương về tinh thần, những hoạt động này không thật hiệu quả (thậm chí chứa đựng nhiều ẩn họa khó lường như chuyện của Hào Anh).

Giáo dục nhận thức, kỹ năng sống, hỗ trợ phát triển cộng đồng mới là giải pháp để giúp đỡ một người bất hạnh, một cộng đồng yếu thế vươn lên phát triển bền vững. Những khái niệm này xa lạ với bà chủ và dư luận nhưng tất cả phải dần quen nếu không muốn nghe lại những câu chuyện buồn như chuyện Hào Anh.  

Remote
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm